SEVEN.AM bị phạt hàng trăm triệu đồng do gian dối nhãn mác hàng hóa

30/11/2019 16:12
Tổng cục QLTT quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần MHA 110 triệu đồng và Công ty TNHH thời trang quốc tế Thư Kỳ 60 triệu đồng.

Ngày 30/11, Tổng cục QLTT vừa công bố thông tin về kết quả việc xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thương hiệu thời trang Seven.AM của Công ty cổ phần MHA và Công ty TNHH thời trang quốc tế Thư Kỳ.

Theo đó, trong quá trình kiểm tra đột xuất, lực lượng chức năng phát hiện Công ty Cổ phần MHA sản xuất, kinh doanh hàng hóa (váy, quần áo, túi, ví) có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định; kinh doanh hàng hóa có nhãn bị sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa theo quy định (năm sản xuất của mặt hàng túi, ví).

Đồng thời, công ty MHA cũng không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy. Sản xuất hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng (kết quả thử nghiệm tiêu chuẩn polyeste có kết quả 100% trong khi nhãn hàng hóa có ghi thành phần 60% cotton, 40% polyeste)

Trong khi đó, Công ty TNHH thời trang quốc tế Thư Kỳ kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa có nhãn bị sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa theo quy định (năm sản xuất của mặt hàng túi, ví). Ngoài ra, kinh doanh hàng hóa không công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy.

Tổng cục QLTT quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần MHA và Công ty TNHH thời trang quốc tế Thư Kỳ lần lượt là 110 triệu đồng và 60 triệu đồng.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường toàn bộ số hàng hóa mang nhãn hiệu SEVEN.AM do Công ty cổ phần MHA chịu trách nhiệm và phân phối. Sản phẩm váy, quần áo được sản xuất tại Công ty TNHH thời trang quốc tế Bảo Anh, địa chỉ tại tầng 4 - tầng 5 tòa nhà 135 Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội.

Thời điểm năm 2017 và 2018, Công ty có nhập khẩu trực tiếp một số mặt hàng là ba lô, túi, ví, giày, dép, dây lưng từ Trung Quốc của Công ty TNHH Guangxi PingXiang Zhenguan Import & Export Trading co. LTD nhưng đã bán hết. Hiện Công ty không kinh doanh các mặt hàng trên.

Công ty TNHH thời trang quốc tế Thư Kỳ là đơn vị được Công ty cổ phần MHA nhượng quyền kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu SEVEN.AM. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh trên đang kinh doanh các sản phẩm quần, áo, váy, ví, túi các loại mang thương hiệu SEVEN.AM do Công ty cổ phần MHA chịu trách nhiệm và phân phối sản phẩm.

Tại thời điểm kiểm tra chưa phát hiện có dấu hiệu mua hàng dệt may của nước ngoài về để gắn nhãn hiệu và ghi nhãn theo phản ánh. Tổng cục QLTT đang tiếp tục giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của Công ty cổ phần MHA, Công ty TNHH thời trang quốc tế Bảo Anh và các đơn vị có liên quan để làm rõ.

Tổng cục QLTT khuyến cáo các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bán lẻ các mặt hàng thời trang, dệt may cần tuân thủ quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa. Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tăng cường kiểm tra các công ty, cửa hàng bán lẻ các mặt hàng này để chống các hành vi gian lận thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

77.451.257 VNĐ / lượng

2,608.90 USD / toz

0.84 %

+ 21.70

Bạc

SILVER

927.491 VNĐ / lượng

31.24 USD / toz

1.52 %

+ 0.47

Đồng

COPPER

236.152.894 VNĐ / tấn

435.02 UScents / lb

0.07 %

+ 0.32

Bạch kim

PLATINUM

29.440.918 VNĐ / lượng

991.70 USD / toz

-0.27 %

- -2.70

Nickel

NICKEL

406.115.390 VNĐ / tấn

16,493.00 USD / mt

0.98 %

+ 160.00

Chì

LEAD

51.438.492 VNĐ / tấn

2,089.00 USD / mt

0.29 %

+ 6.00

Nhôm

ALUMINUM

62.198.962 VNĐ / tấn

2,526.00 USD / mt

-0.63 %

- -16.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
12 giờ trước
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
1 ngày trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
2 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
2 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.