Theo báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Shopee nằm trong số các sàn thương mại điện tử bị cáo buộc bán hàng giả với “mức độ rất cao”.
Ứng dụng thương mại điện tử Shopee, với các trang có tên miền khác nhau, trong đó bao gồm cả shopee.vn, bị cơ quan chức năng của Mỹ đánh giá có mức độ hàng giả được bán rất cao trên tất cả các nền tảng. Shopee bị cáo buộc không có thủ tục điều tra với bên bán hàng thứ ba.
Ngoài ra, các đơn vị có bản quyền cho biết Shopee không có sẵn các quy trình hoặc công cụ nhằm thực hiện các thủ tục thông báo và gỡ xuống, công cụ chống hàng giả cũng như thông tin cần thiết về quyền hỗ trợ khiếu nại hàng giả trên từng nền tảng.
Trong khi đó, Shopee không có công cụ ngăn chặn những đối tượng này đăng ký một tài khoản khác để tiếp tục bán hàng. Nền tảng này chỉ thực hiện khóa tài khoản của người bán hàng khi họ có những hành động vi phạm nhiều lần và gia tăng theo mức độ leo thang.
Cáo buộc bán hàng giả với “mức độ rất cao” |
Shopee là một sản phẩm của công ty Garena. Shopee chính thức ra mắt thị trường Việt năm 2006. Theo số liệu bản đồ thương mại điện tử Việt Nam do iPrice Group công bố, lượng truy cập web của Shopee trong quý 4/2020 vừa qua tiếp tục tăng, trong khi các đối thủ khác đi ngang hoặc giảm. Shopee đạt 68,6 triệu lượt truy cập, tăng gần 6 triệu lượt truy cập so với quý trước và tăng gần 80% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng theo báo cáo này, taobao.com là một trang thương mại điện tử bị cáo buộc có nhiều hàng giả bán công khai. Taobao thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba, là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc.
Đại gia TQ đứng sau nhiều sàn thương mại điện tử lớn |
Mặc dù đã cải thiện cơ chế thông báo, gỡ sản phẩm nhờ công nghệ tự động xác định hình ảnh vi phạm bản quyền nhưng số lượng sản phẩm giả mạo vẫn khá cao.
USTR sẽ tiếp tục theo dõi liệu Taobao có nỗ lực gì trong việc chống hàng giả hiệu quả liên quan đến việc giải quyết các khiếu nại trên Taobao.
Ủy ban châu Âu (EU Commission) cũng lên tiếng cảnh báo các chủ sở hữu IP và các bên liên quan trên các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Đông Nam Á gồm Bukalapak, Tokopedia và Shopee đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc chống hàng giả và vi phạm bản quyền toàn cầu.
Thư Kỳ