Siết quản lý hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

28/11/2017 09:01
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (thay thế Nghị định số 126/2007/NĐ-CP).

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 “Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh”.

Tuy nhiên hiện nay, các điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (bao gồm vốn pháp định, tiền ký quỹ, người lãnh đạo điều hành, bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cơ sở vật chất bồi dưỡng kiến thức cần thiết vẫn đang được quy định rải rác tại Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 126/2007/NĐ-CP (mức vốn pháp định, tiền ký quỹ, người lãnh đạo điều hành) và Quyết định 18/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 (về cơ sở vật chất bồi dưỡng kiến thức cần thiết), Quyết định 19/2007/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (về tổ chức bộ máy, cán bộ hoạt động trong bộ máy).

Cũng theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn không quy định rõ về các loại giấy tờ chứng minh việc doanh nghiệp đáp ứng từng điều kiện đầu tư kinh doanh cụ thể theo quy định (ví dụ, không có quy định về tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về “vốn pháp định”).

Trong thời gian 5 năm gần đây, số lượng lao động đi làm việc ở thị trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm đến trên 90% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng năm. Tuy nhiên, tại các thị trường này đã phát sinh một số vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ổn định và phát triển thị trường như: Người lao động phải chịu mức phí xuất cảnh quá cao; tỷ lệ lao động vi phạm pháp luật, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp tăng. Ngoài ra, cơ quan lao động của Đài Loan cũng yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải giới thiệu các doanh nghiệp uy tín để cung ứng lao động sang thị trường này. Để duy trì và giữ vững được hai thị trường chính tiếp nhận lao động Việt Nam, cần thiết phải quy định các điều kiện cơ bản đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường, chi phí người lao động phải chi trả cũng như quy định các điều kiện cụ thể của hợp đồng cung ứng và hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mặc dù không phải là thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam, từ năm 2014 Ả rập Xê út đã phát sinh một số vụ việc dẫn đến phải đưa người lao động về nước như người lao động khiếu nại về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, điều kiện ăn uống, chủ sử dụng ngược đãi; sức khoẻ không đảm bảo, không được đào tạo, giáo dục định hướng đầy đủ nên người lao động không giao tiếp được với chủ sử dụng, khó hòa nhập môi trường sống mới với văn hoá khác biệt. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cần quy định chặt chẽ, đảm bảo chỉ những doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu, thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động mới tham gia cung ứng loại hình lao động giúp việc gia đình sang Ả rập Xê út.

Xuất phát từ những phân tích nêu trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận thấy cần quy định các điều kiện đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng lao động sang các thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Ả rập Xê út (với loại hình lao động giúp việc gia đình). Các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép theo quy định được cung ứng lao động sang các thị trường khác và ngành nghề khác (đối với thị trường Ả rập Xê út) khi hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Mời bạn đọc xem hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và góp ý tại đây .

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
2 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
3 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Dầu thô thế giới nhích tăng, giá xăng dầu trong nước tăng trở lại
3 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh trở lại.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
4 giờ trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
5 giờ trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".

Tin cùng chuyên mục

Tai nghe không dây nhiều công nghệ nhất của JBL về Việt Nam, giá 6 triệu
7 giờ trước
JBL Tour Pro 3 trang bị hộp sạc có màn hình lớn để điều khiển tính năng cơ bản, driver kép ở mỗi bên tai, công nghệ Spatial 360 cùng tính năng theo dõi chuyển động đầu cho trải nghiệm nghe nhạc sống động.
Vua côn tay mạnh hơn Yamaha Exciter lộ diện: Thiết kế hầm hố, trang bị ABS 2 kênh
7 giờ trước
Sức mạnh động cơ cũng như trang bị an toàn của mẫu xe côn tay này đều vượt trội hơn so với Yamaha Exciter và Honda Winner X.
Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
7 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
9 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.