Siết vốn vay ngắn hạn, doanh nghiệp huy động tiền từ đâu?

29/04/2019 10:20
Trái phiếu doanh nghiệp là một trong những kênh huy động vốn mà thời gian tới đây các doanh nghiệp sẽ tìm đến nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, trong thời gian vừa qua, do tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn quá nhiều trong khi nhu cầu vốn trung và dài hạn lại quá cao nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải cho phép các ngân hàng cho vay vốn lệch pha với mức cao như vậy.

Cụ thể, trước 1/1/2018, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn được giới hạn ở mức 50%, giảm xuống 45% kể từ 1/1/2018 và 40% từ 1/1/2019.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới rất nhiều rủi ro, vì thế NHNN mới đây tiếp tục đưa ra lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo hai phương án.

Siết vốn vay ngắn hạn, doanh nghiệp huy động tiền từ đâu? - Ảnh 1.

 Siết vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tìm nguồn vốn mới.

Phương án 1, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đến hết 30/6/2020 là 40%, từ 1/7/2020 – 30/6/2021 là 35% và từ sau 1/7/2021 là 30%. Phương án 2, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn ở mức 40% đến 30/6/2020 và giảm còn 37% từ 1/7/2020 – 30/6/2021. Sau đó, từ 1/7/2021 – 30/6/2022, tỷ lệ này hạ xuống mức 34%, từ 1/7/2020 giảm xuống 30%.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, việc NHNN dần siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là hợp lý và lẽ ra phải điều chỉnh từ lâu. Quy định này sẽ bắt buộc các ngân hàng phải khai thác nguồn vốn trở về đúng nguyên tắc, cơ cấu.

Nghĩa là huy động như nào thì phải cho vay như thế, bởi việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ gây rủi ro lớn cho ngân hàng. Thậm chí, có chuyên gia còn đưa ra đề xuất, NHNN tiến tới nên giảm xuống còn 20%.

Ngược lại với quan điểm này, vẫn còn những ý kiến lo lắng việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ buộc các chủ thể tham gia thị trường tài chính phải đứng trước bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh.

Một chuyên gia phân tích, DN nhỏ và vừa hiện chiếm khoảng 98% tổng số DN và nguồn vốn sản xuất kinh doanh vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngân hàng, số lượng DN phát hành cổ phiếu và trái phiếu còn hạn chế. Trong khi đó, để hạn chế rủi ro nguồn vốn, các ngân hàng sử dụng cách thức phát hành chứng chỉ tiền gửi…

Trước những lo lắng trên, NHNN cho rằng việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hàng năm 5% không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế.

Mặt khác, khi tỷ lệ này giảm sẽ thúc đẩy các DN không phụ thuộc vào vốn ngân hàng, chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác như phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành trái phiếu hay hợp tác thực hiện dự án với các đối tác nước ngoài.

Đồng tình với cách tính toán trên của NHNN, song một số chuyên gia cũng cho rằng NHNN về lâu dài nên có những biện pháp quản lý mang tính chất dài hơi hơn chứ không đơn thuần chỉ là biện pháp hành chính như hiện nay.

"Nếu NHNN đưa ra các chỉ số quản lý thanh khoản tổng thể thì không nhất thiết phải dùng tới biện pháp này. Ví dụ như có thể quản lý các ngân hàng thông qua chỉ số cho vay/vốn huy động hoặc thông qua độ lệch các kỳ hạn của các ngân hàng trong quá trình rà soát các cơ chế quản lý rủi ro của họ", một chuyên gia nêu ý kiến.

Cũng theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, việc siết chặt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể tạm thời làm tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài, nhưng điều này không quá đáng lo ngại.

Một khi thị trường trái phiếu DN phát triển hơn thì DN sẽ chuyển sang kênh huy động vốn này, làm giảm nhu cầu vốn trung và dài hạn từ kênh ngân hàng. Điều đó cũng phù hợp với chủ trương phát triển thị trường trái phiếu mà Chính phủ đã đề ra.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
13 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
13 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
14 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
15 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
15 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.