Chúng bị săn lùng quá mức dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nên hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu để trồng và bảo tồn.
Cách đây mấy năm, loại cây này từng lên cơn sốt, lên đến mức giá hàng triệu đồng/kg lá tươi.
Đây là cây lan gấm, có tên khác là cỏ nhung, cỏ hoa, cỏ kim cương, mộc sơn thạch tùng, kim tuyến liên...
Từ xưa, cây lan gấm được xem là loại thuốc quý với nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Trong tự nhiên, lan gấm mọc dưới tán rừng, độ cao 1000m trở lên, ưa sánh sáng, độ ẩm cao.
Việc tìm chúng cũng không hề dễ dàng và thậm chí có khi cả ngày cũng được rất ít.
Ngoài sống trong rừng thì cây vẫn có thể được trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, việc khai thác quá nhiều dẫn đến nguy cơ cạn kiệt và biến mất, chúng đã bị cấm khai thác trong tự nhiên.
Hiện nay, lan gấm đã được nhiều địa phương ở Việt Nam trồng và nhân giống nhằm bảo tồn cây dược liệu quý.
Ở Việt Nam, có tới 15 loài lan gấm phân bố rải rác ở rừng nhiều tỉnh, có thể tập hợp lại, trồng, xuất khẩu thu lợi nhuận.
Theo một số chuyên gia, chúng có tác dụng chữa bệnh nhưng việc nói là "siêu thần dược" thì cần xem xét.
(Theo Dân Việt)