"Siêu ủy ban" quản lý vốn Nhà nước đã được chuẩn bị đến đâu?

28/12/2017 11:17
Ông Nguyễn Hoàng Anh thôi giữ chức Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng để về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước. Trao đổi với Trí Thức Trẻ, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết đang đợi quyết định chính thức từ Thủ tướng. Trong dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2018 được công bố sáng nay, "Siêu ủy ban" được chốt thời gian thành lập là trong năm 2018.

Theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 12/2017 về tái cơ cấu DNNN, một “siêu ủy ban” quản lý vốn Nhà nước sẽ được thành lập trong năm 2018. Cụ thể, ủy ban này là cơ quan chuyên trách, làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp. Quy mô vốn và tài sản của “siêu ủy ban” lên đến hơn 5 triệu tỷ đồng.

Về chức năng nhiệm vụ, Ủy ban có vai trò giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp; thực hiện các chủ trương về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

“Siêu ủy ban” quản lý vốn Nhà nước có thể học tập từ mô hình Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước (SASAC) của Trung Quốc hay Quỹ đầu tư Temasek quản lý cổ phần trong các DNNN được cổ phần hóa của Singapore.

“Siêu ủy ban” dự kiến có quyền gì?

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII (2016) đã thống nhất chủ trương thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại điện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Sau đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư trình Chính phủ dự thảo thành lập “Siêu ủy ban”.

Theo dự thảo này, Ủy ban sẽ được quản lý bởi các bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực, song sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với Chính phủ về kết quả và hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn tại các doanh nghiệp.

Khi Ủy ban được thành lập, sẽ tách hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi Bộ chủ quản và chuyển sang cơ quan chuyên trách. Siêu ủy ban sẽ xóa bỏ tình trạng DNNN bị quản lý phân tán ở các Bộ như hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể làm tốt hơn trong công tác xây dựng chính sách.

Dự thảo đã công bố danh sách dự kiến 30 doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 bộ, gồm Công thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp, Tài chính, Thông tin truyền thông, Xây dựng và Y tế.

Đáng chú ý là Ủy ban mới này cũng sẽ quản lý cả Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) – doanh nghiệp được thành lập với chức năng tương tự như Ủy ban. Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), SCIC được lập ra để quản lý tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp theo mô hình tiên tiến, chuyên nghiệp chuẩn thế giới. Tuy vậy, vị thế "thấp" của SCIC làm cho cơ quan này khó "điều khiển" các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn. Thực tế, SCIC mới chỉ quản lý được 7-10% vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Những phương án được đưa ra

Phương án thứ nhất, thành lập mới ủy ban quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN. Ủy ban này sẽ quản lý các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn mà Nhà nước đang nắm giữ 100% vốn điều lệ, DNNN nắm cổ phần chi phối và Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Phương án hai, thành lập ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN để quản lý các DN 100% vốn nhà nước và DN có vốn nhà nước trên cơ sở nâng cấp SCIC.

Phương án ba, tăng cường, củng cố, kiện toàn SCIC trực thuộc Chính phủ, làm chức năng đại diện chủ sở hữu (theo mô hình DN, không phải ủy ban).

Hiện tại, Bộ KH&ĐT có phần nghiêng về phương án 1, tức là thành lập một ủy ban mới độc lập do Chính phủ quản lý. Ủy ban sẽ thuần tuý làm nhiệm vụ quản trị chứ không làm nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Gần đây, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 2012/QĐ-TTg phê duyệt phương án cơ cấu lại SCIC đến năm 2020. Hai mục tiêu được đặt ra: thứ nhất là nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của SCIC theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật; thứ hai là đưa SCIC thực sự trở thành một công cụ, kênh truyền vốn nhà nước; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng phải thành lập "Siêu ủy ban" bởi khối lượng tài sản của Nhà nước đang bị phân tán, quá nhiều đầu mối quản lý khi xảy ra sai phạm không ai chịu nhận trách nhiệm giải trình trước Chính phủ, Quốc hội. Ông Cung nói thêm: “Chúng tôi lập dự thảo Nghị định thành lập Uỷ ban không có một lợi ích nhóm nào đằng sau, không bảo vệ lợi ích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà thực chất bộ chủ quản cũng mất nhiều thứ. Việc thành lập còn nhiều thứ phải bàn tiếp nhưng quản lý như hiện tại chắc chắn thất bại".

TS. Lưu Bích Hồ, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển khẳng định các nước trên thế giới quản lý theo mô hình như vậy, ngay cả Trung Quốc cũng áp dụng. Uỷ ban có thể thất bại hay thành công nhưng điều cần làm là phải có cơ chế minh bạch, có sự giám sát của Quốc hội và người dân, chiêu mộ được người giỏi.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
5 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
4 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
4 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
2 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
2 giờ trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.023.944 VNĐ / tấn

196.60 JPY / kg

1.92 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

12.268.304 VNĐ / tấn

22.64 UScents / lb

3.24 %

+ 0.71

Cacao

COCOA

189.115.028 VNĐ / tấn

7,694.00 USD / mt

-0.72 %

- -56.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

136.669.127 VNĐ / tấn

252.21 UScents / lb

-3.83 %

- -10.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.133.490 VNĐ / tấn

1,011.30 UScents / bu

-0.20 %

- -2.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.633.603 VNĐ / tấn

318.65 USD / ust

-0.92 %

- -2.95

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.401.577 VNĐ / tấn

41.34 UScents / lb

1.00 %

+ 0.41

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

'Sản vật trời ban' cho Đông Nam Á đưa Việt Nam và Thái Lan bước vào cuộc đua không hồi kết: Người Trung Quốc mê không lối thoát, có thời điểm cả thế giới chỉ duy nhất nước ta có hàng
1 phút trước
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng, đồng thời trở thành một đối thủ nặng ký của Thái Lan tại thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD
17 giờ trước
Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan, Malaysia.
Hoa kiểng Tết tả tơi sau bão lũ
19 giờ trước
Bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt khiến nhiều diện tích trồng đào, quất... vụ Tết năm nay ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên đứng trước nguy cơ mất trắng
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
19 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.