Tổng Cục thống kê thông tin, trong 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án mới được cấp phép 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Singapore là những nhà đầu tư lớn nhất với hơn 4,1 tỷ USD, chiếm hơn 80% tổng vốn FDI trong kỳ. Tiếp đến, Trung Quốc có gần 420 triệu USD, theo sau là Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản.
Dự án điện khí hóa lỏng Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư gần 4 tỷ USD. Ảnh: BL.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam có 20 dự án đầu tư mới ra nước ngoài với tổng vốn hơn 21 triệu USD và 2 dự án điều chỉnh với số vốn gần 9 triệu USD. Dòng vốn tập trung chủ yếu vào dịch vụ lưu trú và ăn uống, đạt gần 15 triệu USD, chiếm hơn 48%. Tiếp nữa là công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, môtô, xe máy...Hai tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được 500 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đạt 5 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2019. Cùng với đó, vốn điều chỉnh, vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 1,5 tỷ USD. Đáng chú ý là dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư gần 4 tỷ USD.
Về thị trường, doanh nghiệp Việt chủ yếu đầu tư sang Mỹ, với gần 20 triệu USD, chiếm hơn 65% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp sau là Campuchia, Hong Kong...
Cũng trong 2 tháng đầu năm, vốn FDI giải ngân đạt gần 2,5 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế đến hết 20/2 cả nước có 31.345 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 369,4 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 214,23 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.