So găng lợi nhuận của Nội thất Hoà Phát, Xuân Hoà để lý giải vì sao ông Trần Đình Long buông tay "một phần của lịch sử"

31/08/2021 18:43
Sự gia nhập của các đối thủ mới, của kinh tế gia đình đối với các sản phẩm gỗ đã thu hẹp miếng bánh của các doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất đại trà như Hoà Phát.

Hoà Phát chia tay mảng nội thất sau gần 30 năm

Thập kỷ trước, nhắc đến Hoà Phát, người tiêu dùng Việt sẽ nghĩ ngay đến bàn ghế văn phòng và quảng cáo TVC của diễn viên Việt Anh bên chiếc ghế da cùng câu nói "làm ăn dài dài, không hoà chỉ phát".

Chủ tịch Trần Đình Long sau này đã nhấn mạnh: "Những ngày đầu, nội thất làm nên tên tuổi của Hoà Phát".

Những người bạn đồng môn khoá 1986 của trường đại học Kinh tế Quốc dân đã quyết định thành lập một công ty thiết bị phụ tùng năm 1992, chủ yếu buôn đồ cũ từ Nga về.

Ba năm sau khi mở văn phòng mới ở đường Giải Phóng, do nhu cầu sắm bàn ghế, ban lãnh đạo Hoà Phát khi đó nhận thấy mua 50-70 cái ghế khó quá, mà hàng chủ yếu nhập từ Đài Loan. Nhìn thấy thị trường tiềm năng và nghĩ rằng nội thất sẽ là cơ hội kinh doanh rất tốt, ông Trần Đình Long khi ấy quyết định thành lập Công ty Nội Thất, với mục tiêu ban đầu chỉ là đi buôn, nhập hàng về bán.

So găng lợi nhuận của Nội thất Hoà Phát, Xuân Hoà để lý giải vì sao ông Trần Đình Long buông tay một phần của lịch sử - Ảnh 1.

4 người bạn tại trường đại học Kinh tế quốc dân khoá 1986 đã quyết định thành lập công ty phụ tùng vào năm 1992

Sau đó, Công ty Thiết bị phụ tùng thường phải mua ống thép về làm giàn giáo, nhưng thu mua rất khó khăn, chờ đợi, xin phê duyệt rồi phải có tiền lobby mới mua được 5-10 tấn. Ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch HĐQT khi đó đã đề xuất làm ống thép.

Luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn và biết tận dụng thời cơ, từ một công ty thiết bị phụ tùng năm 1992, khi Luật Doanh nghiệp còn chưa có, Hoà Phát đã vươn mình trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam, với doanh thu hàng năm đã vượt mốc 100.000 tỷ. Lúc này, mảng nội thất với doanh thu hàng năm dưới 2.000 tỷ lại trở thành gánh nặng của Hoà Phát, với hàng nghìn mã đơn hàng, trong khi nhân sự ngang ngửa với mảng ống thép, doanh thu của ống thép mang về hơn 20.000 tỷ, gấp 10 lần nội thất.

So găng lợi nhuận của Nội thất Hoà Phát, Xuân Hoà để lý giải vì sao ông Trần Đình Long buông tay một phần của lịch sử - Ảnh 2.

Nội thất Hoà Phát

Miếng bánh đang thu hẹp dần

Thị trường đồ nội thất Việt Nam năm 2019 trị giá ước tính khoảng 5 tỷ USD, khoảng một nửa giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của đất nước.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp nội thất nước ngoài. Sự gia nhập của các đối thủ mới, của kinh tế gia đình đối với các sản phẩm gỗ đã thu hẹp miếng bánh của các doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất đại trà như Hoà Phát.

So găng lợi nhuận của Nội thất Hoà Phát, Xuân Hoà để lý giải vì sao ông Trần Đình Long buông tay một phần của lịch sử - Ảnh 3.

Trong mảng nội thất gia đình, sự bùng nổ của chung cư và bất động sản đã khiến nhu cầu nội thất tăng cao. Tuy nhiên, giao thương mở cửa đã khiến các sản phẩm nội thất nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất nội thất nội địa. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ hơn 12 tỷ USD, 3 năm trở lại đây nhập khẩu 2,3-2,5 tỷ USD/năm. Các nhà sản xuất đồ nội thất nội địa với các sản phẩm từ gỗ lại chú trọng thị trường xuất khẩu, trong khi nhu cầu trong nước lại chủ yếu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, khi tầng lớp trung lưu tăng lên nhanh chóng, thị hiếu sẽ hướng về chất, các sản phẩm mẫu mã đẹp, tinh tế, trong khi các tên tuổi của ngành nội thất trên thị trường như Hoà Phát, Xuân Hoà mẫu mã khá đơn giản.

Trong mảng nội thất văn phòng, ba cái tên lớn của ngành có thể kể đến như nội thất Hoà Phát, Xuân Hoà và Nội thất 190.

Xuân Hoà có lịch sử hình thành từ năm 1980, trước thời điểm Hoà Phát xuất hiện hơn một thập kỷ, trong khi đó Nội thất 190 ra đời năm 2006, nhưng đang trở thành "ngôi sao đang lên" trong ngành nội thất văn phòng.

So găng lợi nhuận của Nội thất Hoà Phát, Xuân Hoà để lý giải vì sao ông Trần Đình Long buông tay một phần của lịch sử - Ảnh 4.
So găng lợi nhuận của Nội thất Hoà Phát, Xuân Hoà để lý giải vì sao ông Trần Đình Long buông tay một phần của lịch sử - Ảnh 5.

Nhìn vào kết quả kinh doanh của 3 công ty trong ngành sản xuất đồ nội thất văn phòng cho thấy, Hoà Phát duy trì được mức doanh thu đi ngang 1.800 tỷ/năm trong giai đoạn 2016-2019 tuy nhiên năm 2020 có xu hướng bị tụt lại, lợi nhuận cũng khá bấp bênh, giảm mạnh trong năm 2020. Người dẫn dắt Nội thất Hoà Phát trong thời gian qua là ông Doãn Gia Cường, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát, Giám đốc CTCP Nội thất Hoà Phát. Ông Cường tham gia Nội thất Hoà Phát từ những năm 2000 với vai trò Phó Giám đốc công ty TNHH Thương mại và sản xuất nội thất Hoà Phát, đến năm 2006 ông giữ vai trò Giám đốc Nội thất Hoà Phát cho đến nay (15 năm).

Ngày 30/11/2020, ông Doãn Gia Cường đã bán 24 triệu cổ phiếu theo hình thức thoả thuận cho ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoà Phát, giảm tỷ lệ sở hữu từ 65,53 triệu cổ phiếu, tương đương 1,98% xuống 41,53 triệu cổ phiếu, tương đương 1,25%. Giá trị thu về ở thời điểm đó vào khoảng 852 tỷ đồng (tương đương giá cổ phiếu HPG ở mức 35.500 đồng/cp trước chia cổ tức).

Trong khi đó, Xuân Hoà mặc dù tăng đều doanh thu, nhưng là ông lớn lâu đời nhất trong ngành sản xuất đồ nội thất nhưng lợi nhuận của Xuân Hoà lại khiêm tốn nhất. Doanh thu thuần năm 2020 của Xuân Hoà chưa tới 600 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận khiêm tốn ở mức 41 tỷ.

So găng lợi nhuận của Nội thất Hoà Phát, Xuân Hoà để lý giải vì sao ông Trần Đình Long buông tay một phần của lịch sử - Ảnh 6.

Nội thất Xuân Hoà

Nội thất 190 mặc dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng đang tăng trưởng mạnh trong 3 năm gần đây, với doanh thu bình quân gần 800 tỷ/năm và lợi nhuận đạt 66 tỷ năm 2020. Không có nhiều thông tin về Nội thất 190, chỉ biết công ty này có trụ sở chính tại Hải Phòng, vốn điều lệ 358 tỷ. Người đại diện theo pháp luật là ông Ngô Duy Hưng, giám đốc, sinh năm 1973.

Nếu nhìn số liệu kết quả kinh doanh của 3 công ty, với số liệu nhập khẩu đồ gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam, để thấy rằng miếng bánh mà các công ty này đang sở hữu trên thị trường đồ nội thất là rất nhỏ bé.

Trong khi đó với mảng thép xây dựng, thị phần của Hoà Phát hiện nay đã vượt 32%, ống thép là 31,7%.

Ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch Hoà Phát đã từng chia sẻ: "Giá trị của Hòa Phát là đã bước chân vào ngành nào là phải làm tốt nhất. Đó thực ra là "sức cạnh tranh". Làm ngành gì cũng phải quyết tâm đủ lớn mình có thể làm tốt nhất, nếu không được nhất thì cũng phải được "gần như là nhất". Dù làm thiết bị phụ tùng hay nội thất, ống thép … nếu sức cạnh tranh vào loại tốt nhất hoặc vào nhóm tốt nhất thì sẽ không bao giờ chết, lợi nhuận sẽ đến. Làm tốt thì phần thưởng tự nó sẽ đến".

Thế giới không ngừng vận động, và một doanh nghiệp sẽ luôn cần thay đổi để phát triển. Năm nay, tại đại hội cổ đông Hoà Phát, tập đoàn đã cơ cấu lại danh mục công ty thành 4 Tổng công ty bao gồm:

(i) Tổng công ty Gang thép (Thép Hoà Phát Hưng Yên, Hoà Phát Hải Dương, Hoà Phát Dung Quất, Đầu tư Khoáng sản An Thông);

(ii) Tổng công ty sản phẩm thép (Ống thép Hoà Phát, Tôn Hoà Phát, Chế tạo kim loại Hoà Phát, Sản xuất Container Hoà Phát, Điện lạnh Hoà Phát),

(iii) Tổng công ty nông nghiệp (Thức ăn chăn nuôi Hoà phát Hưng Yên, Phát triển chăn nuôi Hoà Phát, Thương mại Hoà Phát, gia cầm Hoà Phát) và

(iv) Tổng công ty bất động sản: CTCP xây dựng phát triển đô thị Hoà Phát, BĐS Hoà Phát Hà Nội, BĐS Hoà Phát Sài Gòn.

Các lĩnh vực như nông nghiệp hay bất động sản đều có thể mở rộng quy mô. Lúc này, nội thất đã lạc lõng ngay chính nơi mình sinh ra. Do đó, ở thời điểm hiện tại, việc Hoà Phát "buông" mảng nội thất, có lẽ cũng là phù hợp.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.