Số hoá dịch vụ, tự động hoá, làm việc từ xa sẽ thúc đẩy tiềm năng những ngành nghề nào sau đại dịch Covid-19?

16/08/2021 19:38
Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) cho rằng đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh các xu hướng số hóa dịch vụ, làm việc từ xa và tự động hóa. Những xu hướng này sẽ thúc đẩy tiềm năng của một số ngành nghề sau đại dịch.

Xu hướng số hóa dịch vụ

Theo nghiên cứu của MGI, dịch vụ kỹ thuật số đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Người lao động đã tận dụng những công nghệ tiên tiến để tiếp tục hoạt động giao dịch, công tác, trao đổi ý kiến trong công việc. Đối với các ngành bưu chính, ngân hàng, bán lẻ…, việc giao tiếp, hỗ trợ khách hàng đã có thể được thực hiện qua nền tảng công nghệ thông tin.

Trong năm 2020, thương mại điện tử đã có sự tăng trưởng mạnh tại các nước Anh, Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha... Số liệu của MGI cho thấy, 56% người tiêu dùng được khảo sát cho biết vẫn sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ mua bán qua mạng kể cả khi tình hình dịch bệnh lắng xuống. Đa số khách hàng đánh giá cao sự tiện lợi của các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tuyến.

Trong lĩnh vực tài chính, người tiêu dùng bắt đầu sử dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán trực tuyến và ngân hàng điện tử mua bán, giao dịch qua mạng. Các dịch vụ giao hàng nhanh, vận chuyển hàng hoá và các mô hình quảng cáo qua livestream (phát trực tiếp qua mạng xã hội) phát triển tại nhiều quốc gia. Tại Mỹ, công ty thương mại điện tử Amazon đã tích cực tăng cường nhân lực cho lĩnh vực quản lý hàng hoá, cơ sở hạ tầng thông tin và giải trí trực tuyến.

Trong tương lai, sau đại dịch Covid-19, nhiều cửa hàng sẽ bị đóng cửa và được thay thế bằng các gian hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử. Các công ty bán lẻ lớn như Macy’s và Gap ở Mỹ đang lên kế hoạch đóng hàng trăm cửa hàng truyền thống. Các công việc như chăm sóc khách hàng sẽ dần được chuyển giao qua kênh giao tiếp trực tuyến.

Xu hướng làm việc từ xa

Theo MGI, Chính sách giãn cách xã hội thời dịch đã góp phần thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa cho người lao động toàn cầu. Sự chuyển đổi bất ngờ trong phương pháp vận hành đã giúp nhiều cơ quan, tổ chức có thêm kinh nghiệm trong quản lý và duy trì công việc qua các nền tảng công nghệ.

Mô hình làm việc từ xa có hiệu quả cao đối với lao động có chuyên môn cao và những người làm việc trên máy tính. Người lao động trong các ngành tài chính, quản trị và tư vấn chuyên nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng tốt hình thức làm việc này do họ có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để hoàn thành phần lớn công việc được giao. 

Tại các nền kinh tế tiên tiến, phương pháp làm việc từ xa có nhiều tiềm năng hơn nhờ sự phát triển của ngành tài chính và thương mại, cơ sở hạ tầng thông tin tiến bộ cũng như nguồn nhân lực có trình độ cao. Theo MGI, 20-25% lực lượng lao động của các nước phát triển có thể làm việc từ xa 3-5 ngày/tuần mà vẫn đảm bảo năng suất làm việc. Việc áp dụng các giải pháp làm việc từ xa đã làm giảm nhu cầu thuê nhà ở và văn phòng tại những thành phố lớn trên thế giới.

Xu hướng tự động hoá

Báo cáo MGI cho biết, trước những tác động của đại dịch Covid-19, công nghệ tự động hoá và trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong thời dịch. Hệ thống dây chuyền, máy móc tự động được áp dụng để giảm số lượng nhân công và tăng cường năng suất cho các cơ sở sản xuất hàng hoá tiêu dùng và thực phẩm. Những nhà bán lẻ lớn như Amazon, Walmart, Target (Mỹ) đã sử dụng máy móc và robot để sắp xếp và quản lý lượng hàng hóa trong kho một cách linh hoạt và chính xác.

Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh trong môi trường làm việc, hệ thống dây chuyền tự động còn giúp nhiều doanh nghiệp giãn cách và cắt giảm nhân sự. Không ít nhà máy đã tự động hoá một số công đoạn sản xuất sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Một số bệnh viện trên thế giới đã sử dụng robot để thay nhân viên xịt hóa chất khử khuẩn. Thiết bị quét mã vạch và thanh toán tự động còn giúp khách hàng hạn chế tiếp xúc khi mua sắm.

Tại nhiều sân bay và nhà ga, các thiết bị điện tử đã có thể hỗ trợ cơ quan an ninh trong việc kiểm tra giấy tờ và thu thập thông tin của hành khách. Nhiều khách sạn trên thế giới bắt đầu sử dụng robot để phục vụ đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt cho khách hàng.

Các chuyên gia tại MGI nhận định, những xu hướng phát triển sau đại dịch sẽ gây ra nhiều biến động cho thị trường việc làm trên toàn cầu. Tuy rằng các ngành y tế, khoa học, công nghệ sẽ tăng trưởng mạnh nhưng những công việc lao động chân tay và các ngành dịch vụ sẽ suy giảm đáng kể.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
4 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
2 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
43 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
16 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.