Sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ, châu Âu ‘chỉ nhìn mà không thể dùng’ để cứu khủng hoảng năng lượng

07/10/2022 09:25
Những nguy cơ xoay quanh việc khai thác đã khiến người dân địa phương không sẵn lòng hợp tác để giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng của châu Âu.

Bên dưới vùng đầm lầy với những cối xay gió rải rác tại Hà Lan là mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Âu. Vùng Groningen rộng lớn có đủ tiềm năng để trở thành nguồn cung thay thế ngay trong mùa đông năm nay.

Nhưng thay vào đó, khu vực này đang trong quá trình ngừng hoạt động và Hà Lan từ chối khai thác thêm, ngay cả khi châu Âu chuẩn bị bước vào mùa đông được cho là khắc nghiệt nhất kể từ Thế chiến II.

Lý do của việc sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ nhưng Hà Lan chỉ “khoanh tay đứng nhìn” là do các trận động đất xảy ra thường xuyên. Các quan chức Hà Lan cũng không muốn đối đầu với làn sóng phẫn nộ của người dân vì thất hứa.

Sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ, châu Âu ‘chỉ nhìn mà không thể dùng’ để cứu khủng hoảng năng lượng - Ảnh 1.

Sản lượng khí đốt tự nhiên từ vùng Groningen. Đơn vị: Mét khối

Groningen đã từng là khu vực trụ cột cung cấp khí đốt cho châu Âu từ năm 1963. Thâm chí sau nửa thế kỷ, nơi đây vẫn có khoảng 450 tỷ mét khối khí đốt có thể khai thác trị giá khoảng 1 nghìn tỷ USD.

Theo công ty dầu khí đa quốc gia Shell, một trong hai đối tác lớn tham gia vận hành khai thác, điều quan trọng hơn là châu Âu vẫn còn có thể khai thác khoảng 50 tỷ mét khối mỗi năm, nhiều hơn lượng khí đốt ở hiện tại.

Tuy nhiên, người dân địa phương nói rằng lục địa này cần phải tìm nguồn cung ở nơi khác. Ông Wilnur Hollaar, 50 tuổi, sống ở Groningen trong gần hai thập kỷ, vẫn đang bức xúc về cách các quan chức phớt lờ những lo ngại của ông.

Ông kể về nơi ở của mình: “Khi tôi mua ngôi nhà này vào năm 2004, nó đẹp như một lâu đài”. Ngôi nhà được xây dựng năm 1926 có cửa sổ kính màu và các chi tiết chạm trổ bằng đá. Nhưng giống như hàng nghìn công trình khác trong khu vực, ngôi nhà đã bị hư hại do động đất. Tường nhà đầy những vết nứt và mặt tiền đang bị lún dần. Ông Wilnur Hollaar nói: “Ngôi nhà của tôi đã trở thành một đống đổ nát”.

Sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ, châu Âu ‘chỉ nhìn mà không thể dùng’ để cứu khủng hoảng năng lượng - Ảnh 2.

Hollaar và ngôi nhà của ông. Ảnh: Imke Lass/Bloomberg

Ông Hans Vijlbrief, Bộ trưởng phụ trách các ngành công nghiệp khai thác của Hà Lan, nói rằng việc tiếp tục khai thác rất nguy hiểm, nhưng cũng không thể phớt lờ nỗi khổ của những khu vực khác tại châu Âu. Ông nói thêm rằng việc thiếu hụt năng lượng có thể trở thành một vấn đề hệ trọng nếu bệnh viện, trường học và nhà ở không có năng lượng để sưởi ấm.

Châu Âu nhập khẩu 1/3 lượng khí đốt tự nhiên từ Nga trước khi xung đột xảy ra. Nhưng Nga đã hạn chế nguồn cung để đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu. Vụ rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream gần đây càng làm giảm dòng khí đốt đến Đức.

Lượng khí đốt còn nằm dưới lòng đất mà Shell ước tính có thể sử dụng ngay lập tức và đủ để thay thế 46 tỷ mét khối khí đốt Đức nhập khẩu từ Nga năm ngoái.

Sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ, châu Âu ‘chỉ nhìn mà không thể dùng’ để cứu khủng hoảng năng lượng - Ảnh 3.

Ảnh: Imke Lass / Bloomberg

Các quan chức Hà Lan nói rằng nếu nước Đức cần thêm năng lượng, một lựa chọn an toàn hơn đó là kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy hạt nhân tại nước này. Đức đã tạo điều kiện để thực hiện một động thái như vậy và chính sách sẽ bị đảo ngược nếu điều đó được thực thi. Tháng trước, chính phủ cho biết hai nhà máy điện hạt nhân dự kiến ​​đóng cửa có thể tiếp tục hoạt động trong năm nay nếu cần.

Trong bài phát biểu gần đây, Ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton cho biết Hà Lan nên xem xét lại quyết định đóng cửa khu vực Groningen. Ông Vijlbrief cũng bị các đối tác quốc gia EU khác thúc giục, nhưng hiện tại Hà Lan vẫn giữ nguyên lập trường.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte không loại bỏ hoàn toàn khả năng khai thác mỏ khí đốt ở Groningen để tăng cường nguồn cung, nhưng “chỉ trong trường hợp bất khả kháng khi mọi thứ trở nên xấu đi”. Và bây giờ chưa phải là lúc cần thiết nhất.

Những chấn động nhỏ đầu tiên xảy ra tại Groningen vào năm 1986. Kể từ đó, hàng trăm rung chấn cứ thế tiếp diễn, nhưng những hiện tượng này phải dùng biết bị mới phát hiện được. Tuy nhiên, vào năm 2012 một trận động đất mạnh 3,6 độ richter đã là rung chuyển khu vực. Hậu quả là hàng nghìn người yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản.

Từ năm 2014, chính phủ Hà Lan đặt ra những giới hạn khắt khe hơn đối với sản lượng khai thác từ mỏ khí đốt này. Sản lượng giảm từ 54 tỷ mét khối vào năm 2013 xuống còn 4,5 tỷ mét khối dự kiến trong năm 2022.

Sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ, châu Âu ‘chỉ nhìn mà không thể dùng’ để cứu khủng hoảng năng lượng - Ảnh 4.

Ảnh: Imke Lass/ Bloomberg

Theo viện Thiệt hại Khai thác mỏ Groningen, trong số khoảng 327.000 ngôi nhà trong khu vực, ít nhất có 127.000 công trình báo cáo thiệt hại do động đất. Kể từ năm 2012, hơn 3.300 tòa nhà trong khu vực đã phải phá bỏ vì động đất khiến công trình không còn an toàn.

Thủ tướng Rutte đã gửi lời xin lỗi công khai trước Quốc hội vào năm 2019, nhưng chính phủ Hà Lan vẫn quay cuồng với nhiều cáo buộc. Lĩnh vực này đã mang lại tổng lợi nhuận được điều chỉnh theo lạm phát là 428 tỷ euro (tương đương 422 tỷ USD), trong đó nhà nước nhận được 363,7 tỷ euro trong 60 năm qua, theo báo Het Financieele Dagblad.

Quanh khu vực Groningen, làn sóng giận dữ dâng cao. Ông Hollar nhận được đề nghị bồi thường chỉ 12.000 euro cho ngôi nhà bị thiệt hại của ông ở Roodeschool. Ông ước tính rằng giá trị căn nhà đã giảm 550.000 euro.

Tình trạng khó khăn của những người dân sống tại Groningers ngày càng giành được nhiều sự đồng cảm từ các cử tri Hà Lan. Ông Vijlbrief thừa nhận rằng nhiều năm qua, chính phủ Hà Lan đã khiến nhiều người như ông Hollar thất vọng.

Liên doanh Nederlandse Aardolie Maatschappij (NAM) của hai gã khổng lồ dầu khí Shell (Anh) và ExxonMobil (Mỹ) đã cùng với chính phủ Hà Lan trả 1,65 tỷ euro tiền bồi thường. Nhưng đó là con số quá nhỏ so với những gì người dân mong muốn. Mặc dù đứng ra nhận một số trách nhiệm, ông Vijlbrief cũng muốn Shell và Exxon đóng góp nhiều hơn trong việc bồi thường.

Sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ, châu Âu ‘chỉ nhìn mà không thể dùng’ để cứu khủng hoảng năng lượng - Ảnh 5.

Ảnh: Imke Lass/Bloomberg

Thay vì thúc đẩy sản lượng khí đốt, Hà Lan đã loại bỏ các giới hạn đối với các nhà máy nhiệt điện than để giúp đảm bảo an ninh năng lượng. Quốc gia này cùng các thành viên EU khác chuyển sang sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm nặng nề. Hà Lan cũng nhập khẩu gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng và nạp các kho chứa khí đốt để đảm bảo chúng đầy 80% trước mùa đông.

Sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ, châu Âu ‘chỉ nhìn mà không thể dùng’ để cứu khủng hoảng năng lượng - Ảnh 6.

Ảnh: Imke Lass/Bloomberg

Ông Vijlbrief đánh giá rằng mùa đông năm nay có thể “khá an toàn”, nhưng ông lo lắng hơn về tương lai sau đó. Ông hỏi: “Nếu châu Âu sử dụng hết nguồn dự trữ này trong một mùa đông thì làm thế nào để lại lấp đầy kho chứa?”.

Còn đối với người dân ở Groningen, họ đang chuẩn bị tinh thần cho việc chính phủ thay đổi quyết định và gia tăng khai thác khí đốt khi áp lực giải quyết khủng hoảng năng lượng ngày càng lớn.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
17 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
41 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
6 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
53 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.