Sợ mạo phạm ông Tập Cận Bình, WHO không dùng chữ Xi để đặt tên biến thể COVID-19 mới

29/11/2021 19:34
WHO đã không chọn "Nu" vì dễ nhầm với "New", còn Xi được cho là một họ phổ biến khi đặt tên cho biến thể COVID-19 mới.

Khi đặt tên cho biến thể mới của virus corona, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái Hy Lạp để công chúng dễ hiểu hơn về sự tiến hóa của nó: Alpha, Beta, Gamma, Delta…

Sợ mạo phạm ông Tập Cận Bình, WHO không dùng chữ Xi để đặt tên biến thể COVID-19 mới - Ảnh 1.

Bảng chữ cái Hy Lạp

Một số biến thể xuất hiện sau Delta đều được chứng minh là ít lây nhiễm hơn Delta. Nhưng đến khi đặt tên cho biến thể mới có khả năng gây nguy hiểm xuất hiện ở Nam Phi, một số vấn đề đã nảy sinh.

Chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái là Nu, mà các quan chức WHO cho rằng quá dễ nhầm lẫn với từ "New" (tức là "Mới").

Chữ cái tiếp theo còn rắc rối hơn. Mặc dù phát âm khác nhau, nhưng cách viết tiếng Anh của Xi chính xác là phiên âm tiếng Trung họ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping).

Vì vậy, WHO đã bỏ qua hai chữ cái này và đặt tên cho biến thể mới là "Omicron".

Người phát ngôn của WHO Tariq Jasarevich cho biết trong một email hôm thứ bảy 27/11: "Nu dễ nhầm với New và chúng tôi không chọn Xi vì đó là một họ phổ biến".

Ông Jasarevich cũng nói, rằng chính sách của WHO yêu cầu "tránh xúc phạm bất kỳ nền văn hóa, xã hội, quốc gia, khu vực, nghề nghiệp hoặc dân tộc nào".

Ban đầu, tổ chức này không giải thích lý do tại sao khi đặt tên lại nhảy từ biến thể Mu - có tính đột biến nhỏ, được ghi nhận lần đầu tiên tại Colombia - sang Omicron. Điều này khiến mọi người đồn đoán về lý do. Một số người được thể lại chỉ trích WHO vì đã quá "cung kính" trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Tên khoa học của biến thể mới của SARS-CoV-2 là B.1.1.529. Không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc có quyền quyết định trong việc đặt tên của biến thể mới này.

Một số biến thể đã được chứng minh là có khả năng lây nhiễm thấp, nhưng Omicron có thể là biến thể mới đáng lo ngại nhất kể từ khi biến thể Delta được phát hiện.

Sợ mạo phạm ông Tập Cận Bình, WHO không dùng chữ Xi để đặt tên biến thể COVID-19 mới - Ảnh 2.

Nhiều nước châu Âu đã ngừng các chuyến bay với Nam Phi sau khi phát hiện biến thể Omicron. Ảnh: Getty

Trước đây, việc sử dụng địa danh để đặt tên cho các mối đe dọa về sức khỏe là rất phổ biến: cúm Tây Ban Nha, virus Tây sông Nile, hội chứng hô hấp Trung Đông, virus Zika và virus Ebola.

Nhưng từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, WHO đã cố gắng tránh cách đặt tên này, để giảm thiểu nguy cơ kỳ thị đối với một địa điểm hoặc một cộng đồng dân cư. Nhưng trong vài tháng đầu tiên của đại dịch, điều này cũng bị coi là quá "cung kính" đối với Trung Quốc, vì quốc gia này rất có ảnh hưởng đến các vấn đề y tế toàn cầu.

Đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát từ thành phố Vũ Hán - miền trung Trung Quốc - vào cuối năm 2019 và các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận trước việc mọi người gán ghép đại dịch với Vũ Hán.

Những người chỉ trích Trung Quốc cứng rắn nhất từ phía Mỹ - bao gồm cả Tổng thống lúc đó Donald Trump và các phụ tá của ông - vẫn nhấn mạnh vào sự liên quan này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng vào thời điểm đó cho biết: "Virus corona đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người và cần phải hợp tác để đối phó với nó, thay vì gieo rắc nỗi sợ hãi theo cách bài ngoại".

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
7 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
8 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
9 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
9 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.