Từ Hi Thái hậu (1835 - 1908) là một người phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc. Bà từng nắm đại quyền trong gần nửa thế kỷ vào giai đoạn cuối của nhà Thanh. Quyền uy thậm chí còn vượt trên 'thiên tử'. Định Đông lăng của bà còn lớn hơn cả lăng của chồng là hoàng đế Hàm Phong và con trai là hoàng đế Đồng Trị.
Từ Hi Thái hậu nắm giữ quyền lực tối thượng vào giai đoạn cuối của nhà Thanh trong nhiều năm.
Số của cải, báu vật được chôn cất cùng với vị thái hậu nổi tiếng này được cho là vô cùng lớn, có giá trị lên tới hàng trăm triệu lượng bạc. Trong bộ "Ái Nguyệt Hiên bút ký" của Lý Liên Anh, thái giám thân cận của Từ Hi Thái hậu, cũng có ghi chép rõ ràng và cụ thể về số lượng, vị trí, chủng loại và giá trị của những đồ vật tùy táng trong lăng mộ của bà.
Điều đó có thể hiểu vì sao lăng mộ của Từ Hi Thái hậu lại trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu rơi vào tầm ngắm của bọn trộm mộ.
Vụ trộm mộ nổi tiếng và thậm chí gây chấn động là vụ quân đoàn của Tôn Điện Anh đã đột nhập và càn quét Thanh Đông Lăng, nơi an nghỉ của 5 vị hoàng đế là Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị. Ngoài ra, đây cũng là nơi chôn cất của 15 vị hoàng hậu, 136 phi tần cùng 3 hoàng tử và 2 công chúa của nhà Thanh.
Dạ minh châu là một báu vật hiếm có và từng được Từ Hi Thái hậu rất yêu thích.
Tôn Điện Anh đã lấy được vô số vàng bạc, châu báu, đồng thời lấy đi viên dạ minh châu , báu vật vô cùng quý giá trong miệng của Từ Hi Thái hậu.
Sinh thời, Từ Hi Thái hậu là người rất thích sưu tầm trân kỳ dị bảo. Đương nhiên, báu vật hiếm có trên đời như dạ minh châu cũng không nằm ngoài tầm ngắm của bà. Sau khi nắm đại quyền, viên ngọc quý này cũng nhanh chóng rơi vào tay bà.
Lai lịch của dạ minh châu và hành trình lưu lạc
Theo một số nguồn tài liệu, có thể viên dạ minh châu này chính là viên kim cương của Đế quốc Mogul.
Vào đầu thế kỷ 18, viên ngọc quý này đã rơi vào tay của vương quốc Afghanistan sau khi tiến hành 8 cuộc viễn chinh tới Ấn Độ.
Tuy nhiên, vào năm 1760, báu vật này được hiến tặng cho hoàng đế Càn Long thông qua sứ đoàn.
Vì rất yêu quý, đồng thời nghe nói dạ minh châu có thể diệt khuẩn, chống phân hủy, nên Từ Hi Thái hậu đã dặn thái giám Lý Liên Anh đặt báu vật này vào miệng của bà sau khi bà qua đời.
Tháng 11/1908, Từ Hi Thái hậu qua đời chỉ sau hoàng đế Quang Tự 1 ngày. Tuân theo lệnh của thái hậu, ngoài những báu vật bồi táng, Lý Liên Anh còn đặt một viên dạ minh châu vào trong miệng của Từ Hi Thái hậu khi bà được đặt trong quan tài.
Tuy nhiên, sau 20 năm yên nghỉ, viên ngọc quý giá này đã bị mộ tặc khét tiếng là Tôn Điện Anh lấy đi khi cướp phá Thanh Đông lăng, trong đó có lăng mộ của Từ Hi Thái hậu vào năm 1928.
Tôn Điện Anh trộm được rất nhiều báu vật trong lăng mộ của Từ Hi Thái hậu, trong đó có viên dạ minh châu.
Trong hồi ức của mộ tặc Tôn Điện Anh, viên dạ minh châu này được miêu tả là "bị tách ra làm hai miếng, ghép lại thành một quả cầu, khi tách ra thì có ánh sáng trong suốt, lúc ghép lại tỏa ra ánh sáng màu xanh lá cây, ban đêm đứng cách trăm thước thì vẫn có thể soi rõ từng sợi tóc…".
Theo một số ghi chép lịch sử, viên dạ minh châu này có khối lượng khoảng 787,28 carat (tương đương với hơn 157 gram). Báu vật này vào năm 1908 được định giá là 10,8 triệu lượng bạc, tức là tương đương với 810 triệu NDT hiện nay (gần 3.000 tỷ VNĐ).Sau khi bị Tôn Điện Anh đánh cắp ra khỏi lăng mộ của Từ Hi Thái hậu, viên dạ minh châu này từng tới tay của Tống Mỹ Linh, phu nhân của Tưởng Giới Thạch.
Sở dĩ viên ngọc quý này truyền tới tay của phu nhân Tống Mỹ Linh, bởi Tôn Điện Anh đã nhanh chóng tẩu tán cũng như chia chác của cải trộm được cho những thế lực khác nhau với mục đích hối lộ vì sức ép của xã hội lúc bất giờ.
Cũng giống như Từ Hi Thái hậu, Tống Mỹ Linh rất quý trọng viên dạ minh châu này. Bà thường mang bảo vật này theo đến dự những buổi tiệc quan trọng. Tương truyền, vị phu nhân quyền lực này thậm chí còn dùng báu vật này để đính lên giày của mình.
Tuy nhiên, trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, viên ngọc quý có giá trị hàng nghìn tỷ này cũng lại biến mất không rõ tung tích.
John D. Rockefeller là doanh nhân nổi tiếng, đồng thời là vị tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ vào năm 1916. Ảnh: Getty Images
Sau khi ông John D. Rockefeller qua đời vào năm 1937, nhiều khả năng viên dạ minh châu này vẫn nằm trong bộ sưu tập của gia tộc Rockefeller cho đến ngày nay.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sogou, Britannica