Số phận những cổ phiếu lên sàn giữa dịch Covid-19

06/04/2020 07:20
(Dân Việt) Trước những lo ngại về dịch Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều phiên chao đảo. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn “dũng cảm” lên sàn đúng kế hoạch đơn cử như MED của Mediplantex, GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hay ABS của Bitago. Tuy nhiên, không phải “tân binh” nào cũng nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường chứng khoán thế giới rung lắc mạnh. Đáng chú ý nhất là Philippines đã cho tạm ngừng giao dịch chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ kể từ hôm 17/3 – đây cũng là nước đầu tiên trên thế giới đóng cửa thị trường tài chính để đối phó với dịch Covid-19.

Tại thị trường chứng khoán trong nước, giới đầu tư chứng khoán Việt Nam đã phải trải qua một cơn "ác mộng" khi Vn-Index vẫn "bốc hơi" hơn tổng cộng 260 điểm kể từ đầu tháng 1 cho tới nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù thị trường đã hồi phục sau 3 tuần liên tiếp mất điểm và chỉ số VN-Index đã vượt thành công mốc 700 điểm song tính riêng trong vòng 1 tháng trở lại đây, gần 200 điểm của Vn-Index đã bị thổi bay bởi tác động của Covid-19 tới diễn biến của thị trường chứng khoán.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc, nhiều doanh nghiệp vẫn "dũng cảm" lên sàn đúng kế hoạch.

so phan nhung co phieu len san giua dich covid-19 hinh anh 1

Chốt phiên giao dịch ngày 3/4/2020

Lên sàn giữa dịch Covid-19

Hơn 12 triệu cổ phiếu HSP của CTCP Sơn Tổng hợp Hà Nội (chủ thương hiệu nhãn Sơn Đại Bàng) chính thức giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 17.200 đồng/cp kể từ ngày 30/3 vừa qua là một điển hình.

Sơn Tổng hợp Hà Nội tiền thân là Nhà máy Sơn mực in Hà Nội được thành lập 1/9/1970, sau đó được đổi thành Nhà máy Sơn mực in Tổng hợp Hà Nội, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục Hóa chất Việt Nam - Bộ Công nghiệp (Bộ Công Thương hiện nay).

Từ khi chuyển đổi thành CTCP đến nay, Sơn Tổng hợp Hà Nội đã trải qua 5 lần tăng vốn từ số vốn điều lệ ban đầu là 23 tỷ đồng lên đến hơn 120 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh năm 2019, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 514 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với năm 2018. Trong khi đó, lãi sau thuế của công ty giảm mạnh 47%, xuống chỉ còn hơn 8 tỷ đồng.

so phan nhung co phieu len san giua dich covid-19 hinh anh 2

Nhiều doanh nghiệp vẫn “dũng cảm” lên sàn đúng kế hoạch bất chấp sự ảm đạm của thị trường do ảnh hưởng dịch Covid-19

Chào sàn ngày 23/3, DKH của Trung tâm Đăng kiểm phương tiện Giao thông Thủy bộ cũng là một "tân binh" của sàn UPCoM. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của 212.036 cổ phiếu DKH là 21.000 đồng/cp.

Trước đó, ngày 18/3, hơn 6 triệu cổ phiếu MED của CTCP Dược Trung ương Mediplantex cũng lên sàn HNX với giá tham chiếu 45.000 đồng/cp ứng với giá trị chứng khoán niêm yết là 282 tỷ đồng. Đây là cổ phiếu đầu tiên ngành Dược được niêm yết trên HNX trong năm 2020.

Kế hoạch đưa cổ phiếu lên HNX đã được Mediplantex đưa ra từ hồi tháng 8/2012. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, hơn 5 triệu cổ phiếu MED đã bị hủy niêm yết trước khi chào sàn do không hoàn tất thủ tục niêm yết trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày được chấp thuận.

Cùng ngày, CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (Bitago) cũng niêm yết 28,8 triệu cổ phiếu ABS, giá tham chiếu là 10.800 đồng/cp. Bitagco hiện là nhà cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón, xăng dầu lớn nhất tỉnh Bình Thuận.

Tương tự, ngày 16/3/2020, hơn 18,3 triệu cổ phiếu CTCP Thực phẩm Bích Chi (BCF) với tổng giá trị đăng ký niêm yết hơn 183 tỷ đồng chính thức được giao dịch trên thị trường niêm yết tại HNX. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 33.800 đồng/cổ phiếu.

Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi tiền thân là Nhà máy Bột Bích Chi được xây dựng từ năm 1966 tại Sa Ðéc (Ðồng Tháp). Hoạt động kinh doanh chính của Bích Chi là sản xuất chế biến lương thực thực phẩm. Trong đó công ty chuyên sản xuất các loại bánh phồng tôm, bột, hủ tiếu, bánh phở, bún, miến và bánh tráng…

Đáng chú ý, trong tháng 3 vừa qua, 4 tỷ cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng đã giao dịch trên HoSE sau gần 2 năm giao dịch trên UPCoM. Giá tham chiếu là 11.570 đồng/cp, tương đương giá trị giao dịch lên tới 46.280 tỷ đồng.

Tiền thân là Ban Cao su Nam Bộ và chính thức chuyển sang mô hình tập đoàn vào năm 2006 do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, năm 2018, tập đoàn chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam-CTCP, với mức vốn điều lệ ban đầu là 40.000 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm 2020, doanh nghiệp đầu tiên được chấp thuận niêm yết trên TTCK là Công ty cổ phần Bất động sản An Gia (AGG). Doanh nghiệp này chào sàn ngày 9/1/2020 với giá đóng cửa 30.000 đồng/cổ phiếu.

Biến động của các cổ phiếu lên sàn giữa "tâm bão" Covid-19

Lên sàn giữa "tâm bão" dịch Covid-19 nên dường như những mã cổ phiếu này không nhận được sự "chào đón" nhiệt tình của nhà đầu tư khiến cho thị giá của các "tân binh" này trên thị trường chứng khoán "bất động", thậm chí lao dốc cùng với sự sụt giảm chung của toàn thị trường.

Có thể kể đến "bom tấn" GVR, ngay phiên chào sàn (18/3), mã này đã giảm hơn 3% về vùng giá 11.200 đồng/cp, tiếp sau đó là 4 phiên giảm liên tiếp trong đó có 3 phiên giảm sàn xuống còn 8.500 đồng/cp (phiên 23/3).

Tuy đã có sự hồi phục trong 2 phiên tiếp theo nhưng không duy trì được lâu, hiện GVR chỉ còn 8.700 đồng/cp, tương đương mức giảm gần 22,3% kể từ khi lên sàn tới nay.

so phan nhung co phieu len san giua dich covid-19 hinh anh 3

Diễn biến giá của GVR

Tập đoàn Cao su hiện sở hữu quy mô tài sản lên đến 76.000 tỷ đồng, trong đó lượng tiền đạt trên 11.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp nhà nước này có diện tích cao su kinh doanh vào khoảng 220.733 ha, diện tích khu công nghiệp hơn 1,4 triệu m2 và diện tích nông nghiệp công nghệ cao gần 3,44 triệu m2. Với việc niêm yết tại HoSE, Tập đoàn sẽ trở thành doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ xếp sau BIDV. Tuy nhiên, với diễn biến trong thời gian vừa qua có thể thấy, GVR cũng không khiến các nhà đầu tư "rung động" trong bối cảnh chung của thị trường.

Cùng xu hướng, song, cổ phiếu AGG đến nay mới chỉ "bốc hơi" khoảng 6% thị giá sau gần 3 tháng giao dịch.

Trong khi đó, cổ phiếu DKH và HSP "bất động" kể từ ngày chào sàn đến nay khi không có một giao dịch nào diễn ra. HSP và DKH vẫn đứng tại mức 17.200 và 21.000 đồng/cp.

Đối với cổ phiếu MED - cổ phiếu đầu tiên ngành Dược được niêm yết trên HNX trong năm 2020, sau phiên chào sàn tích cực với mức tăng gần 9% lên 49.000 đồng/cp, cổ phiếu này đã ghi nhận 6 phiên giảm liên tiếp với 3 phiên giảm sàn về mức giá 32.000 đồng/cp.

Tính đến thời điểm hiện tại, MED đã có sự hồi phục về mức giá 41.000 đồng/cp, tương ứng giảm hơn 16% so với phiên chào sàn.

so phan nhung co phieu len san giua dich covid-19 hinh anh 4

Diễn biến giá cổ phiếu BS của CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (Bitago).

Ngược lại, cổ phiếu có diễn biến tích cực "bất chấp" diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và tác động kém tích cực từ thị trường chứng khoán trong nước là cổ phiếu ABS của CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (Bitago).

Lên sàn vào ngày 18/3, với giá chốt phiên giao dịch đầu tiên ở mức 12.950 đồng/cp. Đến nay thị giá của mã cổ phiếu này đã tăng hơn gấp đôi, gần chạm ngưỡng 27.000 đồng/cp.

Tương tự, thị giá của mã cổ phiếu BCF của Thực phẩm Bích Chi cũng là một trong những mã cổ phiếu hiếm hoi giữ được đà tăng lên tới 63% từ khi lên sàn.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
4 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

2.58 %

+ 7.61

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.196.905 VNĐ / tấn

984.75 UScents / bu

0.72 %

+ 7.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.186.859 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.97 %

+ 2.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
19 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
19 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
21 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
22 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.