Sổ sách Đại Tín giải ngân hơn 16.000 tỷ, Phương Trang thực nhận chưa tới 4.000 tỷ

16/03/2018 17:28
Theo cáo trạng, trong tổng số tiền ngân hàng Đại Tín giải ngân cho vay là 16.451 tỷ đồng, công ty Phương Trang xác định chỉ nhận hơn 3.936 tỷ đồng.

Ngày 10/3/2018, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố đối với bà Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín (sau đổi thành VNCB và nay là CB), nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 27 đồng phạm vì gây thiệt hại 6.362 tỷ đồng cho Ngân hàng Đại Tín. Liên quan đến 2 hành vi trong đó có việc hạch toán thu khống, đẩy dư nợ khống cho Công ty Phương Trang để bị can Phấn rút tiền sử dụng mục đích cá nhân.

Xác minh tại ngân hàng Đại Tín

Kết quả xác minh tại ngân hàng Đại Tín, sau là ngân hàng VNCB và nay là CB xác định: tổng số 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu, với tổng dư nợ gốc 16.451 tỷ đồng, được giải ngân và hạch toán trên sổ sách kế toán tại ngân hàng cụ thể như sau:

Giải ngân khống để các chứng cấn trừ từ thu khống hơn 11.345 tỷ đồng, gồm: thu khống để nộp tiền vào tài khoản và mở sổ tiết kiệm cho nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn hơn 2.502 tỷ đồng (gồm từ  nguồn 2000 tỷ đồng: 125,4 tỷ đồng, từ nguồn 7.434 tỷ đồng: 693 tỷ đồng, từ nguồn 6.137 tỷ đồng: 1.610 tỷ đồng và từ nguồn 880 tỷ đồng: 73,8 tỷ đồng.

Thu khống để nộp tiền vào tài khoản, tất toán khoản vay của nhóm Phú Mỹ của bị can phấn: 1.673 tỷ đồng (gồm từ nguồn 2.000 tỷ đồng: 802 tỷ đồng, từ nguồn 7.434 tỷ đồng: 359 tỷ đồng, từ nguồn 6.137 tỷ đồng: 475 tỷ đồng và từ nguồn 880 tỷ đồng: 35 tỷ đồng).

Thu khống để tất tán gốc và lãi vay các khoản vay của công ty Phương Trang hơn 6.197 tỷ đồng (gồm từ nguồn 2.000 tỷ đồng: 936 tỷ đồng, từ nguồn 7.434 tỷ đồng: 5.176 tỷ đồng, từ nguồn 6.137 tỷ đồng: 713 tỷ và từ nguồn 880 tỷ đồng: 90 tỷ đồng).

Thu khống để trả lãi trái phiếu công ty Tường Vĩ 229,25 tỷ đồng (gồm từ nguồn 2.000 tỷ đồng: 79 tỷ đồng và từ nguồn 7.434 tỷ đồng: 150 tỷ đồng).

Thu khống 80 tỷ đồng để hỗ trợ Công đoàn ngân hàng Đại Tín, liên quan đến khoản Công đoàn ngân hàng đầu tư 135 tỷ đồng vào dự án khống của công ty Phú Mỹ của bị can Phấn.

Nhóm Phú Mỹ nộp tiền mặt hơn 56 tỷ đồng để bổ sung nguồn. Giải ngân tiền mặt thực tế có nguồn từ rút NHNN hơn 5.105 tỷ đồng và tồn quỹ.

Xác minh tại công ty Phương Trang

Trên cơ sở kết quả đối chiếu dư nợ giữa ngân hàng Đại Tín với công ty Phương Trang tại các biên bản ngày 18 và 19/12/2014; kết quả làm việc với bị can Phấn kết hợp đối chiếu với công ty Phương Trang, xác định:

Từ ngày 26/5/2010 đến ngày 12/2/2012, công ty Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác với công ty Phương Trang; có lý hồ sơ vay 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu, với tổng số tiền vay trên hồ sơ là 16.451 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty Phương Trang chỉ xác định thực nhận hơn 3.936 tỷ đồng.

Cụ thể, đối với khoản dư nợ 2.000 tỷ đồng, do công ty Tường Vỹ phát hành trái phiếu, bán cho ngân hàng Đại Tín CN Sài Gòn theo hợp đồng mua bán trái phiếu số 01 ngày 27/9/2010. Theo hồ sơ, ngân hàng Đại Tín đã giải ngân tiền mặt 2.000 tỷ đồng, nhưng thực tế công ty Tường Vỹ không được nhận số tiền này.

Liên quan đến khoản dư nợ của 46 khoản vay, số tiền là 7.434 tỷ đồng của 13 công ty và 13 cá nhân, còn dư nợ tại ngân hàng Đại Tín CN Sài Gòn và CN Lam Giang. Theo hồ sơ, từ ngày 28/10/2010 đến ngày 11/2/2012, ngân hàng Đại Tín đã giải ngân bằng tiền mặt 7.434 tỷ đồng, nhưng công ty Phương Trang xác định chỉ thực nhận hơn 523 tỷ đồng.

Liên quan đến khoản dư nợ của 29 khoản vay, số tiền là 6.137 tỷ đồng của 12 công ty và 9 cá nhân, được thanh toán gốc và lãi bằng tiền giải ngân 46 khoản vay của 13 công ty và 13 cá nhân thuộc công ty Phương Trang còn dư nợ tại ngân hàng Đại Tín. Theo hồ sơ, từ ngày 30/6/2010 đến ngày 26/5/2011, ngân hàng Đại Tín đã giải ngân bằng tiền mặt 6.137 tỷ đồng, nhưng công ty Phương Trang xác định chỉ thực nhận hơn 2.913 tỷ đồng.

Liên quan đến khoản dư nợ của 7 khoản vay, số tiền là 880 tỷ đồng của 3 công ty (gồm CTCP Đầu tư Sài Gòn Phú Gia, CTCP Địa ốc Kỷ Nguyên và Công ty SGD Bất động sản Phương Trang) và 4 cá nhân gồm Phạm Đăng Quan, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Thị Như Mai và Nguyễn Thị Tuyết Hạnh), còn dư nợ tại ngân hàng Đại Tín CN Sài Gòn, được tất toán bằng tiền giải ngân 29 khoản vay của 12 công ty và 9 cá nhân thuộc công ty Phương Trang đã tất toán. Theo hồ sơ, từ ngày 31/5/2010 đến ngày 29/6/2010, ngân hàng Đại Tín đã giải ngân bằng tiền mặt 880 tỷ đồng nhưng công ty Phương Trang xác định chỉ thực nhận hơn 500 tỷ đồng.

Như vậy trong tổng số tiền ngân hàng Đại Tín giải ngân cho vay là 16.451 tỷ đồng, công ty Phương Trang xác định chỉ nhận hơn 3.936 tỷ đồng.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
8 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
7 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
7 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
6 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
6 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
11 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.