Thập niên 1970 là khoảng thời gian chứng kiến nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng quốc tế về vấn đề liên quan đến quyền sở hữu các loại tài nguyên thiên nhiên nhất. Các cuộc thảo luận tập trung vào phương pháp và thể chế quản lý có thể ảnh hưởng đến giá và lượng cung, các tuyến đường vận chuyển tài nguyên mang tính chiến lược cũng như đích đến cuối của chúng.
Dầu mỏ cũng nằm trong dach sách các nguồn tài nguyên quan trọng kể trên. Là nhiên liệu chính cho quá trình công nghiệp hóa thế kỷ 20, nhưng nó cũng đem lại sự bất ổn và các rủi ro địa chính trị.
Theo thời gian, trật tự quốc tế đã tự điều tiết – mặc dù không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả. Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết bảo đảm quyền của các quốc gia đối với nguồn tài nguyên của họ. Đó chính là Trật tự Kinh tế quốc tế mới (NIEO): các tổ chức lớn như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trở nên có tiếng nói trong việc đàm phán giá cả, các tuyến vận tải biển lại được bảo vệ theo luật hàng hải quốc tế.
Quản lý dầu mỏ luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Cũng giống như dữ liệu ngày nay, dầu mỏ là đầu vào quan trọng trong nền kinh tế, trong quân sự, chiến lược và là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng kéo dài trong chính trị quốc tế. Việc quản lý dữ liệu hay dầu mỏ cùng đều dẫn đến những vấn đề như quyền sở hữu, tăng trưởng kinh tế và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, các đặc tính này không phải lúc nào được coi là một khuôn mẫu chính xác cho việc hoạch định chính sách. Khi các cuộc tranh luận về luồng dữ liệu xuyên quốc gia tiếp tục làm gia tăng các căng thẳng song phương và đa phương, cần thấy được tầm quan trọng của dữ liệu là không hề thua kém dầu mỏ, nhưng vai trò của chúng rất khác.
Sự khác nhau đầu tiên là về vấn đề an ninh quốc gia. Không giống như dầu mỏ, các luồng dữ liệu tạo ra nguồn lớn thông tin cung cấp chi tiết về sở thích, thói quen và hành vi ở cả giác độ cá nhân và cộng đồng. Trong nhiều thế kỷ, các loại thông tin như vậy được coi là một nguồn cần thiết cho việc thu thập tin tình báo và quản lý. Thậm chí ngày nay nó còn là hiện thân sức mạnh của mỗi quốc gia.
Tiếp theo là tính kinh tế. Không như các loại vật chất hữu hình, giá trị dữ liệu mang lại không nhất thiết phải đến từ các nguồn khai thác như dầu mỏ, mà chúng có thể đến từ khâu vận chuyển: các dòng dữ liệu cung cấp thông tin hỗ trợ cho các sản phẩm, phương thức kinh doanh và các ngành mới.
Thật vậy, dữ liệu đã tạo ra nhiều giá trị trong nền kinh tế toàn cầu hơn là hàng hóa và dịch vụ thông thường rất nhiều. Mặt khác, các hệ thống quản lý hàng hóa, dịch vụ và vốn được xây dựng nhằm đem lại phần lớn lợi ích cho nền kinh tế phương Tây.
Trong khi các nước đang phát triển được hưởng lợi từ việc mở nhà máy tại khu vực bản địa của các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài, các giá trị gia tăng từ đầu tư, tiền bản quyền…gần như đều bị phương Tây chiếm giữ.
Nếu các nước đang phát triển không hành động nhanh, quá trình toàn cầu hóa về kỹ thuật số sẽ dẫn đến kết quả tương tự. Với lượng lớn người sử dụng internet, chỉ hạn chế luồng dữ liệu là không đủ để giải quyết các thách thức. Thông tin cá nhân và dữ liệu liên quan không phải là thứ có thể đưa ra trao đổi tự do. Cần có những điều kiện cụ thể để ưu tiên sự phát triển công bằng cũng như đem lại hiệu quả về kinh tế.
Yếu tố cuối cùng cần phải xét đến là chính trị. Nhiều ý kiến cho rằng dữ liệu không nên được coi là tài nguyên hay hàng hóa. Thay vào đó, nó nên được xét đến như là tài sản duy nhất, mang tính độc quyền của mỗi cá nhân. Dữ liệu cũng không thể được khai thác một cách cô lập với con người bởi nó là kết quả của sự tương tác số hóa giữa con người và công nghệ.
Cần tự do hóa lưu chuyển các luồng dữ liệu. Tuy nhiên, quá trình này không thể thực hiện một cách đơn phương mà là toàn cầu. Các luồng dữ liệu xuyên quốc gia đang góp phần thay đổi cấu trúc trong nền kinh tế toàn cầu. Trừ khi có các quy tắc và thể chế hỗ trợ, lợi ích mà các dữ liệu này đem lại vẫn sẽ được phân phối không đồng đều và tạo ra bất bình đẳng.