Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng kịch bản, đề xuất thời điểm điều chỉnh, mức độ điều chỉnh giá điện trong tháng 6.
Tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 12/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng kịch bản điều hành giá diện, đề xuất thời điểm, mức độ điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục trong tháng 6.
Trước đó, Bộ Công Thương đã đề xuất lên Chính phủ điều chỉnh giá điện nhằm phản ánh biến động các chi phí đầu vào và giúp EVN và các doanh nghiệp điện đủ nguồn lực thanh toán tiền điện cho các nhà phát điện. Trong quý I và quý II, Bộ Công Thương chưa đề xuất các phương án cụ thể để Chính phủ và các bộ ngành khác cho ý kiến.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính từ nay đến 30/6 phải xây dựng xong kịch bản điều hành giá điện để Ban Chỉ đạo điều hành giá cân nhắc, cho ý kiến.
Trước đó, vào cuối tháng 3/2024, tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê cảnh báo chỉ số giá điện tăng 10% làm CPI tăng 0,33%. Vì vậy, việc tăng giá điện cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể để làm sao phù hợp, hợp lý về mức độ và thời điểm.
Theo kế hoạch quý II/2024, việc điều chỉnh tăng giá điện của EVN sẽ được Bộ Công Thương xem xét, cân nhắc để báo cáo cấp có thẩm quyền. Điều này được đưa ra trong bối cảnh chi phí phát điện ngày càng tăng, giá các mặt hàng tăng, giá điện có thể sớm được điều chỉnh nhằm hỗ trợ tài chính cho EVN.
Theo Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, năm nay EVN có thể tiếp tục tăng giá điện để đảm bảo biến động tăng chi phí đầu vào sản xuất điện. Thêm vào đó, thời tiết cực đoan khiến nhu cầu cho sản xuất tăng lên, nhu cầu điện tăng… Do đó, khó tránh khỏi việc EVN tăng giá điện.
Trước đó, vào cuối tháng 3/2024, tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê cảnh báo chỉ số giá điện tăng 10% làm CPI tăng 0,33 điểm phần trăm. Vì vậy, việc tăng giá điện cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể để làm sao phù hợp, hợp lý về mức độ và thời điểm.
Theo kế hoạch quý II/2024, việc điều chỉnh giá điện của EVN sẽ được Bộ Công Thương xem xét, cân nhắc để báo cáo cấp có thẩm quyền. Điều này được đưa ra trong bối cảnh chi phí phát điện ngày càng tăng, giá các mặt hàng tăng, giá điện có thể sớm được điều chỉnh nhằm hỗ trợ tài chính cho EVN.
Theo Tổng cục Thống kê, năm nay EVN có thể tiếp tục tăng giá điện để đảm bảo biến động tăng chi phí đầu vào sản xuất điện. Thêm vào đó, thời tiết cực đoan khiến nhu cầu cho sản xuất tăng lên, nhu cầu điện tăng… Do đó, khó tránh khỏi việc EVN tăng giá điện.
Từ ngày 15/5, Quyết định 05/2024/QĐ-TTg (ngày 26/3) của Thủ tướng về Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân chính thức có hiệu lực. Theo đó, giá bán điện bình quân tối thiểu sẽ được điều chỉnh 3 tháng/ lần. Trong đó, giá điện bình quân giảm 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, gái điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
Trong khi đó, giá điện bình quân tăng 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh tăng.
Theo Quyết định này, giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.