Sớm nghiên cứu ngân hàng ảo không chi nhánh

26/12/2020 21:04
Trước xu hướng ngân hàng ảo không chi nhánh đang được thành lập ở nhiều nước trong khu vực, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi cấp phép

Thông tin Singapore vừa cấp phép cho một số doanh nghiệp (DN) thành lập ngân hàng (NH) số (NH ảo) thu hút sự chú ý của dư luận. Các DN được cấp phép gồm liên danh Grab - Singtel, Sea và 2 DN của Trung Quốc là Ant Financial và Greenland Financial Holdings. Đáng lưu ý, trong 4 DN được cấp giấy phép này có một DN đang hoạt động tại Việt Nam hoặc đầu tư ở Việt Nam qua công ty con, như Grab hoạt động mạnh ở mảng gọi xe công nghệ; Sea, Ant Financial sở hữu ví điện tử tại Việt Nam...

Mô hình đang phát triển

Theo tìm hiểu, NH ảo khác biệt lớn nhất so với mô hình NH truyền thống là được cấp phép cho các pháp nhân khác không phải NH thương mại và không được phép mở chi nhánh giao dịch với khách hàng.

Phân tích về mô hình NH số, TS Trần Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển công nghệ NH, Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết mô hình này đang phát triển ở Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)... Những NH số này được cấp giấy phép cho các tổ chức, DN hoạt động trong lĩnh vực NH, với quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể.

Sớm nghiên cứu ngân hàng ảo không chi nhánh - Ảnh 1.

Dù nhiều giao dịch tài chính đã có thể thực hiện qua mạng nhưng Việt Nam vẫn chưa có mô hình ngân hàng ảo như một số nước. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Như Singapore cấp phép cho 2 dạng NH số với quy định cứng về chi nhánh hoạt động: tất cả giao dịch tương tác với khách hàng phải qua nền tảng mạng, không được mở chi nhánh thực (ngoài trụ sở chính). Tại Hàn Quốc, NH số chỉ được hoạt động ở mảng bán lẻ, DN nhỏ và vừa. Singapore, Malaysia còn đưa quy định về thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện của quốc gia. Đài Loan yêu cầu 1/3 thành viên HĐQT của NH số phải có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, thương mại điện tử, NH...

"Các nước đều áp quy định trong lĩnh vực NH truyền thống cho NH số tuân thủ, sau khoảng thời gian thí điểm. Đồng thời, thêm những quy định về tính bền vững của kế hoạch kinh doanh, vốn đầu tư tối thiểu, yêu cầu về quản lý rủi ro, chiến lược rút lui khỏi thị trường nếu mô hình không thành công" - TS Trần Hùng Sơn phân tích.

Cần nghiên cứu mô hình mới

Tại Việt Nam, nhiều NH thương mại đang tiến hành chuyển đổi số, trong đó có thành lập trung tâm NH số nhưng thực chất mô hình NH ảo như nước ngoài là chưa có. Chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực cho rằng quá trình chuyển đổi số ở các NH thương mại trong nước mới ở giai đoạn đầu, là chuyển đổi hoặc số hóa một phần công việc, quy trình, sản phẩm dịch vụ... thông qua ứng dụng (app). Một số NH khác đã thành lập cả trung tâm NH số nhưng mô hình NH ảo đúng nghĩa như ở một số nước là chưa có.

"Do đó, cũng đến lúc cần nghiên cứu mô hình thành lập NH ảo độc lập, 100% hoạt động trên môi trường mạng, các NH này phải tương đối độc lập với NH mẹ. Việc cấp phép thành lập một số NH số chắc chắn sẽ đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành NH diễn ra nhanh hơn" - TS Cấn Văn Lực đề xuất.

Theo TS Trần Hùng Sơn, NH số là một mô hình kinh doanh mới, chưa tác động quá mạnh đến hoạt động của NH truyền thống. Nhưng trong tương lai sẽ phát triển, trong đó có Việt Nam. Vừa qua, Thông tư 16 của NH Nhà nước cho phép các NH thương mại được mở tài khoản từ xa cho khách hàng qua định danh trực tuyến (eKYC), tạo điều kiện cho NH số phát triển.

"Sớm hay muộn, mô hình NH số như ở các nước đang triển khai cũng sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Chúng ta nên chuẩn bị khung pháp lý để đi trước, đón đầu thị trường, tránh lúng túng trong quản lý. Nguyên tắc là áp dụng những quy định đối với NH truyền thống để điều tiết với NH số, đồng thời thêm quy định riêng phù hợp cũng như có thời gian chuyển tiếp để các công ty được cấp phép đáp ứng" - TS Trần Hùng Sơn nói.

Liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành NH năm 2021, Phó Thống đốc NH Nhà nước Đào Minh Tú cho biết đây là vấn đề nhiều nước phải ứng phó. Ở Việt Nam, có thể thấy việc sử dụng công nghệ tiên tiến trong sinh hoạt, đời sống với các mô hình kinh doanh mới xuất hiện tạo thuận lợi cho khách hàng, như Grab. Tuy nhiên, quản lý trong một khuôn khổ pháp luật như thế nào và để xây dựng khuôn khổ đó là không đơn giản.

"Với việc thành lập NH ảo, khái niệm cụ thể là gì, quản lý ra sao... là việc cần nghiên cứu kỹ. Không phải vì một số nước triển khai mà Việt Nam cũng làm theo ngay. Chúng tôi chưa thể khẳng định sẽ cấp phép hay không cấp phép cho NH ảo" - Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Cũng theo ông Đào Minh Tú, chỉ có phương thức thanh toán của các hãng như Uber, Grab cũng đã là những vấn đề rất phức tạp rồi. Với việc xây dựng hành lang pháp lý quản lý có điều kiện thử nghiệm cho các fintech (sandbox) cũng không đơn giản, không thể ra ngay văn bản quản lý được.

Bài toán về bảo mật

Theo các chuyên gia, mô hình NH truyền thống hiện nay cũng đã phải đầu tư nhiều cho công nghệ bảo mật để thanh toán, giao dịch an toàn. Với mô hình NH số 100% các giao dịch thực hiện trên mạng, bài toán về an ninh mạng, tấn công mạng... sẽ càng cần được quan tâm nhiều hơn. Như ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hồng Kông, Malaysia đã yêu cầu các công ty được cấp phép NH ảo phải có cơ sở hạ tầng được cấp phép bởi bên thứ 3, đáp ứng các chứng chỉ bảo mật nhằm bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
5 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
14 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.