Sơn La: Thêm loạt cán bộ không chuyên trách thôn, bản xin nghỉ việc

17/03/2020 06:35
(Dân Việt) Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Dân Việt, tại các bản vùng cao của 2 xã Co Mạ, Long Hẹ của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La không chỉ có tình trạng những nhân viên y tế thôn, bản đồng loạt bỏ việc mà hàng loạt cán bộ không chuyên trách của các ngành, đoàn thể cũng có nguyện vọng xin nghỉ việc. Đặc biệt, có trường hợp cả Trưởng bản cũng viết đơn xin nghỉ việc. Vì sao lại có tình trạng này?!

Như Báo điện tử Dân Việt đã thông tin trong bài “Sơn La: Vì sao hàng loạt nhân viên y tế thôn, bản vùng cao bỏ việc?”, phản ánh về tình trạng hàng loạt nhân viên y tế thôn, bản vùng cao của 2 xã đặc biệt khó khăn (Co Mạ, Long Hẹ) thuộc huyện Thuận Châu đồng loạt bỏ việc. Hôm nay, Báo điện tử Dân Việt phản ánh thêm tình trạng cán bộ không chuyên trách thôn, bản cũng đồng loạt viết đơn xin nghỉ việc.

Trưởng bản cũng viết đơn xin nghỉ việc

Tiếp tục vào cuộc tìm hiểu, không chỉ có tình trạng những “cánh tay nối dài” của ngành y tế là các nhân viên y tế thôn, bản đồng loạt bỏ việc mà hàng loạt cán bộ không chuyên trách ở thôn, bản này cũng đều có nguyện vọng xin nghỉ việc. Hiện nay, ở nhiều bản, các khối ngành, đoàn thể đã không còn hoạt động. Đặc biệt, có trường hợp cả Trưởng bản cũng viết đơn xin nghỉ việc.

son la: them loat can bo khong chuyen trach thon, ban xin nghi viec hinh anh 1

Ngoài việc hàng loạt nhân viên y tế bản bỏ việc, các chức danh khác trong bản, như: Công an viên, Bản đội trưởng, Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ, Chi hội trưởng chi hội Nông dân... cũng xin nghỉ việc. Việc cán bộ không chuyên trách thôn, bản này đồng loạt xin nghỉ việc vì mức bồi dưỡng 30.000 đồng/người/buổi theo tiêu chuẩn là không đảm bảo.

Chia sẻ của những người trong cuộc tại buổi làm việc với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, lý do xảy ra tình trạng này là do chế độ bồi dưỡng hiện nay quá thấp, thậm chí không đủ trang trải tiền xăng xe đi từ bản đến xã để giao ban hàng tháng.

Giãi bày với phóng viên, anh Vàng Mạnh Thông – Trưởng Bản kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận bản Sềnh Thàng, xã Co Mạ - người vừa có đơn xin nghỉ việc gửi UBND xã Co Mạ, chia sẻ: "Lý do tôi viết đơn xin nghỉ việc là vì từ khi có Nghị quyết 120/2019 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, các cán bộ không chuyên trách các ban, ngành, đoàn thể ở bản đều nghỉ việc. Hiện, chỉ còn lại 3 chức danh Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Trưởng Ban công tác Mặt trận bản là còn đang làm việc...".

son la: them loat can bo khong chuyen trach thon, ban xin nghi viec hinh anh 2

Đơn xin nghỉ việc của Trưởng bản kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận bản Sềnh Thàng Vàng Mạnh Thông.

“Trước đây, tôi kiêm chức danh Trưởng Ban công tác Mặt trận, mỗi tháng được 1,4 triệu đồng. Từ ngày 1/1/2020 đến nay, tôi không được nhận bất kỳ một đồng phụ cấp nào. Tôi cũng không biết được bao nhiêu nữa? Nghe cán bộ cấp trên bảo phụ cấp sẽ giảm chỉ còn khoảng 600.000 – 700.000 đồng/tháng. Sau đó, UBND xã vào bản kiện toàn lại các chức danh, không có ai làm nên tôi vẫn tiếp tục nhận nhiệm vụ. Nói thật, tôi và một số chức danh cán bộ không chuyên trách trong bản có nguyện vọng xin nghỉ không muốn làm việc nữa.” – anh Thông bày tỏ.

Theo anh Thông: Quy định của Nghị quyết 120/2019 của HĐND tỉnh Sơn La, cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bản mỗi buổi làm việc chỉ được bồi dưỡng 30.000 đồng/người/buổi. Các chức danh nằm trong diện không được hưởng phụ cấp hàng tháng, nên tôi thấy rằng với mức bồi dưỡng thấp như vậy không đủ trang trải cho chi phí đi lại giao ban hàng tháng. Trong khi đó, ở bên ngoài, một ngày đi làm thuê kiếm được vài trăm nghìn nên họ không muốn làm việc nữa cũng là việc hết sức bình thường.

Trước đây, từ ngày 1/4/2017 đến hết năm 2019, chế độ, chính sách của các chức danh, cán bộ không chuyên trách ban, ngành, đoàn thể thôn, bản được thực hiện theo Nghị quyết 25/2017 của HĐND tỉnh Sơn La. Mỗi tháng, các chức danh này cũng được hưởng vài trăm nghìn đồng. Mặc dù số tiền không lớn, nhưng cũng có thể bù đắp được một phần chi phí đi lại, công sức khi họ tham gia hoạt động.

son la: them loat can bo khong chuyen trach thon, ban xin nghi viec hinh anh 3

Theo Nghị quyết 120/2019 của HĐND tỉnh Sơn La bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia vào công việc của bản tối đa không quá 30.000 đồng/người/buổi.

Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 1/1/2020, theo Nghị quyết 120/2019 của HĐND tỉnh Sơn La, chức danh Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Trưởng Ban công tác Mặt trận được hưởng phụ cấp hàng tháng. Các chức danh còn lại trong bản như Công an viên, Bản đội trưởng, Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ, Chi hội trưởng chi hội Nông dân không còn được hưởng phụ cấp hàng tháng, mà sẽ nhận bồi dưỡng với mức chi trả không quá 30.000 đồng/người/buổi. Mức bồi dưỡng này sẽ được cân đối, thảo luận, chi trả sao cho không vượt quá kinh phí hoạt động trong năm của mỗi thôn, bản.

Chức danh nhân viên y tế quan trọng nhất

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, ông Vì A Sềnh – Chủ tịch UBND xã Co Mạ, cho biết: "Hiện, xã đã nắm được tình trạng cán bộ không chuyên trách thôn, bản; nhân viên y tế thôn bản bỏ việc. Qua rà soát, tổng hợp có 49 chức danh cán bộ không chuyên trách của các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, bản xin nghỉ việc. Con số 49 là những người có đơn xin nghỉ việc. Còn lại xã chưa tổng hợp. Trong đơn, các chức danh trình bày là giờ không có phụ cấp nên họ không làm nữa".

son la: them loat can bo khong chuyen trach thon, ban xin nghi viec hinh anh 4

Theo lãnh đạo UBND xã Co Mạ, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhân viên y tế là chức danh quan trọng nhất.

Chủ tịch UBND xã Co Mạ giải thích: "Ngày xưa gọi là phụ cấp còn bây giờ là mức khoán để bồi dưỡng mỗi buổi làm việc là 30.000 đồng/người. Ngày nào làm việc thì được hưởng và việc này do Trưởng bản, Bí thư Chi bộ chấm công. Tình trạng nghỉ việc của các chức danh trong bản hiện đang gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều hành công việc của xã. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường, nhân viên y tế thôn, bản thực sự rất quan trọng".

son la: them loat can bo khong chuyen trach thon, ban xin nghi viec hinh anh 5

Tình trạng các chức danh ban, ngành, đoàn thể của bản nghỉ việc hàng loạt cũng đang xảy ra trên địa bàn xã Long Hẹ.

Cũng theo ông Sềnh, ngoài chức danh nhân viên y tế, các chức danh còn lại trong bản cũng rất quan trọng. “Mấy ngày vừa rồi, đồng chí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã có phản ánh với lãnh đạo Đảng ủy và UBND xã rằng hiện nay giao ban Hội Phụ nữ không có ai đến nữa. Gọi điện hỏi thì bảo đi làm nương hết rồi. Tóm lại ngành nào cũng quan trọng nhưng trước dịch bệnh Covid-19 này nhân viên y tế thôn, bản vẫn quan trọng hơn cả”.

"Đối với những bản có người nghỉ, xã đã chỉ đạo kiện toàn người khác thay thế. Nhưng chỉ kiện toàn được ở một số bản. Cũng phải nói thật là mình đang bắt ép người ta làm việc thôi. Bây giờ họ cũng chẳng muốn làm việc. Trước mắt, xã chỉ biết động viên anh em tiếp tục cố gắng làm việc trở lại” – ông Sềnh thật tình nói.

Tương tự như xã Co Mạ, tình trạng các chức danh cán bộ không chuyên trách ban, ngành, đoàn thể thôn, bản nghỉ việc hàng loạt cũng đang xảy ra trên địa bàn xã Long Hẹ.

Cơ quan chức năng có ý kiến gì về tình trạng nhân viên y tế thôn, bản; các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bản đồng loạt bỏ việc bởi mức bồi dưỡng 30.000 đồng/người/buổi theo Nghị quyết 120/2019 của HĐND tỉnh Sơn La?

Báo điện tử Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
10 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
9 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
4 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
4 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
5 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
6 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
8 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.