Sơn "xe tang" với dòng chữ "đừng tiêm vắc xin", người Mỹ đang làm mọi cách để chặn dịch

25/09/2021 11:18
Đại dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại mạnh mẽ tại Mỹ nhưng một bộ phận người dân nước này vẫn đang từ chối tiêm chủng. Đó là lý do một chiếc xe tang được sơn dòng chữ ấn tượng: Đừng tiêm vắc xin.

Thông điệp "sởn da gà"

Dòng chữ màu trắng bao trùm chiếc xe tải màu đen của "Nhà tang lễ Wilmore". CNN mô tả thông điệp mà nó gửi đi là vô cùng thẳng thắng và trực diện, nhất là khi nó xuất hiện trước những người hâm mộ tại trung tâm thành phố Charlotte, Bắc Carolina, nơi đang diễn ra trận đấu bóng bầu dục giữa đội Carolina Panthers đấu với New Orleans Saints.

Thực tế, giới chức Mỹ đang tìm nhiều cách để khuyến khích người dân tiêm phòng như chi tiền, đồ ăn miễn phí đến vé du lịch hay vé xem các trận thi đấu đỉnh cao để khuyến khích mọi người tiêm phòng. Tuy nhiên, chỉ 54,7% tổng dân số Mỹ tiêm phòng đầy đủ.

Dẫu vậy, quảng cáo này trực diện hơn thế. Tuy nhiên, chẳng có "Nhà tang lễ Wilmore" nào cả. Khi truy cập vào đường link trên xe, người dùng sẽ được dẫn tới một trang web khác với nội dung khuyến cáo mọi người "hãy tiêm phòng ngay lập tức". Chiếc xe cũng như chiến dịch này là sản phẩm của công ty quảng cáo BooneOakley.

Sơn xe tang với dòng chữ đừng tiêm vắc xin, người Mỹ đang làm mọi cách để chặn dịch - Ảnh 1.

"Chúng tôi thấy rằng các phương pháp quảng cáo thông thường không mấy hiệu quả. Chính vì thế, chúng tôi chọn một cách tiếp cận khác. Chúng tôi muốn làm điều gì đó để mọi người phải nhận thức vấn đề ở góc độ khác và khiến họ suy nghĩ lại", David Oakley, giám đốc công ty BooneOakley nói với CNN.

Để gia tăng hiệu quả, chiếc xe được đưa tới một sự kiện thể thao đông người, nơi hiệu quả truyền thông được đẩy cao. Một người đi đường cho biết cô ngay lập tức bị thu hút bởi chiếc xe và tin rằng nhiều người cũng giống như mình. Hiệu quả của nó chắc chắn cũng sẽ cao hơn những cách làm thông thường.

Ông Oakley nói rằng mình thất vọng khi rất nhiều người từ chối tiêm phòng. Đó là lý do chính thôi thúc công ty quảng cáo này phải truyền đi thông điệp ý nghĩa và không thể bỏ qua. Ý tưởng này, theo Oakley, được đưa ra vào một buổi sáng, khi mọi người đang tìm cách nhằm gia tăng số người tiêm chủng.

"Khi người ta chết, chắc chắn nơi chờ đón họ không ngôi nhà thân thuộc mà là nhà tang lễ", ông Oakley kể về khoảnh khắc nảy ra ý tưởng về chiếc xe đặc biệt ra đời.

Lưu lượng truy cập vào trang web của công ty đã tăng mạnh kể từ khi xuất hiện quảng cáo đó. Cùng với đó, lượng người đặt lịch tiêm vắc xin cũng cao hơn sau khi chiến dịch này được triển khai. Thậm chí, nhiều người còn muốn tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, việc được tiêm phòng đầy đủ không gây ra quan ngại lớn như những người chưa tiêm.

Mỹ quay cuồng trong đợt bùng phát mới

Dù có lượng vắc xin Covid-19 nhiều bậc nhất thế giới nhưng tỷ lệ tiêm chủng ở Mỹ không tương xứng với điều đó. Thậm chí, tỷ lệ tiêm chủng đầu đủ trung bình của quốc gia này chỉ ở mức trên 50%. Nhiều bang còn chưa tới 50%. Nó cũng khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia tăng, nhất là khi quốc gia này cũng không tránh được sự hoành hành của biến thể Delta.

Alaska từng đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng ở Mỹ hồi đầu năm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tiểu bang này đang chậm hơn phần còn lại của nước Mỹ. Đó cũng là lý do chính khiến đợt bùng phát của biến thể Delta trở nên tồi tệ ở bang này với các bệnh viện chật kín bệnh nhân.

Tính đến hôm 23/9, tiểu bang này có 125 ca mắc mới/100.000 dân mỗi ngày, nhiều hơn bất cứ địa phương nào ở Mỹ. Con số này tăng 46% trong 2 tuần qua và gấp hơn 20 lần kể so với đầu tháng 7. Bang này cũng đã phải kích hoạt tình trạng khẩn cấp, đưa ra các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các bệnh viện trong trường hợp họ buộc phải cung cấp các biện pháp chăm sóc đặc biệt cho những bệnh nhân không đạt tiêu chuẩn. Tiểu bang này cũng phải cung cấp một hợp đồng trị giá 87 triệu USD để huy động hàng trăm nhân viên y tế thời vụ.

Sơn xe tang với dòng chữ đừng tiêm vắc xin, người Mỹ đang làm mọi cách để chặn dịch - Ảnh 2.

Thống đốc Mike Dunleavy, một người Cộng hòa, nói rằng các bệnh viện đều đang rất "căng thẳng" dù chưa cần thiết phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế lây nhiễm. Dẫu vậy, ông Dunleavy vẫn khuyến khích những người chưa tiêm phòng nên xem xét nghiêm túc việc tiêm vắc xin Covid-19.

"Chúng tôi có sẵn các công cụ để các cá nhân có thể tự chăm sóc sức khỏe. Măc dù bang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tiêm chủng hồi đầu năm nhưng đã bị tụt hậu trong những tháng gần đây. Hiện tại, chủ một nửa dân số bang được tiêm phòng đầy đủ trong khi trên cả nước là 55%", ông Dunleavy nói.

Jared Kosin, người đứng đầu Hiệp hội Bệnh viện và Nhà điều dưỡng bang Alaska, cho biết các bệnh viện đã kín chỗ, nhân viên chăm sóc sức khỏe thì cạn kiện sức lực. Các bệnh nhân gần đây đang được chăm sóc trong ô tô của họ bên ngoài các phòng cấp cứu quá tải. Đối với các cộng đồng xa xôi, việc chuyển bệnh nhân nặng tới các bệnh viện ở Anchorage đang ngày càng khó khăn.

Đây không phải vấn đề của riêng Alaska mà là vấn đề của phần lớn nước Mỹ. Tổng thống Joe Biden mới đổ lỗi cho những người không tiêm phòng là nguyên nhân chính làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của Mỹ. Ông Biden cũng chỉ trích một số quan chức đang "phá hoại nỗ lực của chính quyền" trong cuộc chiến chống Covid-19.

"Phần lớn người Mỹ đã làm điều đúng đắn", ông Biden nói và nhấn mạnh rằng ¾ số người đủ điều kiện đã tiêm ít nhất 1 mũi. Đối tượng mà ông Biden chỉ trích là 70 triệu người chưa bắt đầu quá trình tiêm chủng.

Các nhà kinh tế đã hạ triển vọng tăng trưởng cuối năm của Mỹ sau khi một loạt báo cáo kinh tế đáng thất vọng được nêu ra. Mỹ chỉ có 235.000 việc làm mới trong tháng 8, thấp hơn nhiều so với 720.000 mà các nhà kinh tế kỳ vọng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng cho rằng năm 2021, GDP Mỹ chỉ tăng trưởng 5,9%, giảm so với dự báo 7% trước đó.

Hiện tại, nước Mỹ vẫn đang tranh cãi về việc có tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3 hay không. Tuy nhiên, vấn đề trước mắt là nâng tỷ lệ tiêm chủng. Các nghiên cứu đều cho thấy, những người đã tiêm 2 mũi ít có nguy cơ bị nguy hiểm tính mạng hơn so với những người chưa tiêm trong trường hợp nhiễm bệnh.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.