“Sóng” M&A tài chính ngân hàng sôi động trở lại

14/04/2022 22:25
Năm 2022 được kỳ vọng là một năm bùng nổ các ngân hàng với những thương vụ tỷ đô.

Ngay trong những tháng đầu năm 2022, thị trường Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt các thương vụ M&A đình đám của ngành tài chính ngân hàng. Trong đó không thể không nhắc tới VPBank. Đầu tiên là việc nhà băng này muốn bán 15% cổ phần cho đối tác nước ngoài. Ngân hàng đã tiến hành lấy ý kiến đại hội cổ đông về điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,607% vốn điều lệ. Dù chưa tiết lộ cụ thể về thời gian hoàn thành kế hoạch bán vốn, nhưng đại diện ngân hàng cho biết sẽ sớm thực hiện trong các tháng tới đây.

Nằm trong chiến lược M&A, VPBank trước đó đã mua lại một công ty chứng khoán, dự kiến tới đây "bơm" cho công ty 15.000 tỷ đồng để nằm trong top các công ty chứng khoán có vốn cao nhất. 

Ngân hàng VPBank cũng dự định sẽ mua công ty bảo hiểm. Cụ thể, ngân hàng này sẽ 90% cổ phần của công ty bảo hiểm Opes với giá không vượt quá 1,5 lần giá trị sổ sách. Opes là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tái bảo hiểm quản lý quỹ và đầu tư vốn tại Việt Nam. Thương vụ M&A này cho thấy chiến lược mở rộng hệ sinh thái của nhà băng khi xu hướng bán chéo bảo hiểm, phát triển bancassurance đang ngày một được các ngân hàng ưa chuộng và đua cạnh tranh khốc liệt.

Cũng trong chiều thông tin về M&A ngân hàng mùa ĐHCĐ 2022, ngân hàng TMCP Quân Đội MB được cho là sẽ thực hiện nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng phù hợp với chủ trương của Chính phủ, NHNN nhằm tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém, lành mạnh hóa hoạt động ngành ngân hàng theo hướng an toàn bền vững, trên cơ sở tự nguyện đề xuất từ phía MB và phù hợp quy định pháp luật.

4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm DongABank và 3 "ngân hàng 0 đồng" là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank). Trong các động thái "lưu tâm" đến nhóm này, đầu năm 2022, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-NHNN thay cho Thông tư số 08/2021/TT-NHNN về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Một trong những điểm mới của Thông tư 02 là quy định việc cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc (ngân hàng 0 đồng).

Ngoài ra thông tư mới cũng đề cập đến vai trò của các phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng của các ngân hàng. Mục tiêu của NHNN là sẽ quan tâm đẩy nhanh hoạt động tái cơ cấu đối với các "ngân hàng 0 đồng". Một vài ngân hàng mới đây cũng được Chính phủ giao cho nghiên cứu phương án hỗ trợ các "ngân hàng 0 đồng này". Đối với các ngân hàng yếu kém và đang bị kiểm soát đặc biệt, M&A cũng là cơ hội để "thay da đổi thịt" khi xu hướng mua bán sát nhập ngày càng trở nên sôi động.

Không chỉ VPBank và MB, các thương vụ được kỳ vọng trong năm nay còn có việc M&A 2 công ty tài chính FCCOM (của MSB) và Công ty cổ phần Tài chính cổ phần Handico (HAFIC). Trong đó MSB đã trình cổ đông việc thoái 100% cổ phần tại FCCOM, lợi nhuận ước tính từ thương vụ này có thể lên tới khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, CTCP Tài chính Cổ phần Handico (HAFIC) là công ty bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xếp vào dạng kiểm soát đặc biệt từ năm 2015 cũng đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức trong và ngoài nước như TPBank, AFS (Nhật Bản) hay KB Kookmin Card (Hàn Quốc).

Những thương vụ M&A có giá trị tỷ USD khác có thể diễn ra trong thời gian tới là Vietcombank chào bán riêng lẻ 6,5% vốn mà nếu thành công sẽ thu về xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Dù vậy đây vẫn là kế hoạch được Vietcombank đặt ra từ lâu nhưng vẫn chưa hoàn tất.

Ngoài ra, việc Việt Nam gia nhập EVFTA cũng dẫn tới một số ngân hàng thương mại được phép nới trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 49%. Đây cũng sẽ là một yếu tố thúc đẩy hoạt động M&A trong thời gian tới…

Làn sóng M&A ngành tài chính ngân hàng thực sự sôi động trở lại kể từ năm ngoái. Thương vụ bán 49% cổ phần FE Credit của VPBank cho đối tác Nhật Bản là SMBC được coi là lớn nhất ngành tài chính ngân hàng, trị giá gần 1,4 tỷ USD. Trước đó, việc SMBC chấm dứt liên minh với Eximbank khiến thị trường đồn đoán nhà đầu tư Nhật Bản cũng sẽ thoái 15% vốn tại Eximbank để mở đường rót vốn vào VPBank - nhất là sau khi mối quan hệ hai bên trở lên gắn bó sau thương vụ FE Credit.

Trong khi đó vào tháng 8/2021, Ngân hàng SHB cũng đã ký kết các thỏa thuận chuyển nhượng 50% vốn điều lệ tại SHB Financecho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan – thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG – Nhật Bản. Phần vốn còn lại sẽ tiếp tục chuyển nhượng sau 3 năm.

Theo báo cáo "Các xu hướng M&A toàn cầu năm 2022", PwC nhận định các hoạt động M&A dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, bất chấp các biến động thị trường nhờ nguồn vốn sẵn có dồi dào và nhu cầu tăng cao. Trong đó, các thương vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được dự báo sẽ nở rộ với sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài.

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, xu thế chuyển đổi số đang ngày càng mạnh mẽ trong nền kinh tế các doanh nghiệp cũng đang đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi, các mô hình kinh doanh mới xuất hiện nhiều hơn dẫn tới mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Điều này cũng ảnh hưởng và dẫn dắt cả xu thế M&A của các tổ chức trên thị trường tài chính, ngân hàng.

https://cafef.vn/song-ma-tai-chinh-ngan-hang-soi-dong-tro-lai-20220414162730933.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
56 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
13 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
1 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
25 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
17 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.