Sông ở Indonesia 'chết dần' vì rác thải y tế Covid-19

06/09/2020 19:19
19 lây lan, rác thải y tế chất thành đống tại bãi rác Cipeucang ở thành phố Tangerang, phía tây thủ đô Jakarta. Vào tháng 5, núi rác khổng lồ này sập, khiến hàng tấn rác đổ thẳng xuống dòng nước xanh ngắt của Cisadane.

Đối với những cư dân sống dọc bờ sông Cisadane của Indonesia, virus SARS-CoV-2 không chỉ mang đến căn bệnh chết người mà còn tạo ra một lượng lớn chất thải y tế gồm hàng loạt ống tiêm, khẩu trang và bộ đồ bảo hộ trôi nổi trên mặt sông.

Mối đe dọa kép đối với những người thường phải ra con sông dài 138 km này để tắm và giặt quần áo xuất hiện khi Indonesia đang phải vật lộn để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Quốc đảo hiện có số người tử vong do đại dịch cao nhất ở Đông Nam Á, và trong tuần qua ghi nhận thêm gần 3.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Khi virus lây lan, rác thải y tế chất thành đống tại bãi rác Cipeucang ở thành phố Tangerang, phía tây thủ đô Jakarta.

Vào tháng 5, núi rác khổng lồ này sập, khiến hàng tấn rác đổ thẳng xuống dòng nước xanh ngắt của Cisadane.

“Thành thật mà nói, tôi vẫn lo lắng nhưng tôi phải giặt giũ ở đây. Tôi hy vọng sẽ không có chuyện gì xảy ra, mặc dù tôi biết đó là căn bệnh chết người”, Eka Purwanti, cư dân địa phương, 36 tuổi, chia sẻ khi đang giặt giũ trên sông còn trẻ em chơi trên bờ sông.

 Sông ở Indonesia chết dần vì rác thải y tế Covid-19 - Ảnh 1.

Eka Purwanti giặt quần áo trên sông Cisadane. Ảnh: Reuters.

Suốt nhiều tháng sau khi chứng kiến bãi rác sập xuống, Ade Yunus, người sáng lập tổ chức Cisadane River Rubbish Bank, luôn nỗ lực làm sạch dòng sông.Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Indonesia chứng kiến đại dịch Covid-19 làm gia tăng lượng lớn rác thải y tế, vấn đề gây lo ngại ở nhiều nơi từ Tây Ban Nha đến Thái Lan và Ấn Độ.

“Lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy rác thải y tế là sau trận lở đất”, Yunus vừa nói vừa cúi xuống nhặt một ống tiêm và cất vào hộp an toàn. “Ban đầu, chúng tôi thu lượm được khoảng 50-60 dụng cụ y tế mỗi ngày”.

Theo Bộ Y tế Indonesia, 1.480 tấn chất thải y tế Covid-19 được thải ra trên khắp đất nước từ tháng 3 đến tháng 6 và thừa nhận Indonesia còn thiếu các cơ sở xử lý rác thải, và đang nghiên cứu các giải pháp mới.

“Một quy định mới vừa được thông qua bao gồm các hướng dẫn về xử lý chất thải y tế trong mọi cơ sở y tế”, Imran Agus Nurali, quan chức Bộ Y tế cho biết.

Hầu hết các cơ sở y tế tại Indonesia, bao gồm cả bệnh viện, đang phụ thuộc vào bên thứ ba để xử lý chất thải của họ.

Vụ sụp đổ khiến các chuyên gia y tế cộng đồng lo ngại rằng chất thải y tế có thể lây lan dịch bệnh, nhất là với các cộng đồng sống ven sông.

“Chất thải y tế này, nếu lan tràn trong khu dân cư ven sông, có thể gây ô nhiễm nguồn nước người dân vẫn đang dùng, từ đó có thể dẫn đến lây nhiễm Covid-19”, Mahesa Paranadipa Maikel, nhà dịch tễ học thuộc Hiệp hội Y tế Luật Indonesia, nhận định.

Người dân địa phương đã nhận ra nguy cơ tiềm ẩn với cuộc sống ven sông này. Astri Dewiyani, người dân địa phương ở Cisadane cho biết: “Tôi lo lắng vì lũ trẻ có thể bị nhiễm Covid-19 khi bơi tại đây. Đó là lý do tại sao tôi luôn cấm con bơi ở sông".

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
37 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.