Sốt nhà chưa dứt, sốt ô tô lại bùng lên tại Mỹ: Xe chưa đến showroom đã biến mất, đại lý bán hàng ở 'cửa trên' trong mọi giao dịch

17/07/2021 11:39
Sự điên cuồng đối với ô tô mới và đã qua sử dụng tại Mỹ đang được thúc đẩy bởi 2 yếu tố: Các nhà sản xuất ô tô đang chật vật để tăng sản lượng vì tình trạng thiếu chip; cùng với đó là sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ, môi trường lãi suất thấp, khoản tiền tiết kiệm lớn và các khoản kích thích của chính phủ đã thúc đẩy nhu cầu.

Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu

Rick Ricart đang mong đợi gần 40 chiếc xe Kia Telluride sport sẽ được giao đến cửa hàng của gia đình anh gần Columbus (Ohio) trong 3 tuần tới. Phần lớn số xe đó chỉ có mặt ở cửa hàng trong khoảng vài giờ. Anh chia sẻ: "Toàn bộ số đó đều được bán ra. Khách hàng đã nhanh chóng ký hợp đồng hoặc đặt cọc. Thị trường hiện đang rất náo loạn."

Tại các showroom ô tô trên khắp nước Mỹ, người dân đang nỗ lực mua hầu hết các thương hiệu và mẫu xe nhanh nhất nhất có thể, ngay khi chúng được sản xuất hoặc bán lại. Sự điên cuồng đối với ô tô mới và đã qua sử dụng tại Mỹ đang được thúc đẩy bởi 2 yếu tố: Các nhà sản xuất ô tô đang chật vật để tăng sản lượng vì tình trạng thiếu chip; cùng với đó là sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ, môi trường lãi suất thấp, khoản tiền tiết kiệm lớn và các khoản kích thích của chính phủ đã thúc đẩy nhu cầu.

Sự kết hợp này đã khiến các đại lý và cả cá nhân bán xe đều gặp khó khăn trong việc nhập hàng. Một số đại lý đã gọi điện thoại và gửi email cho những khách hàng cũ để đề nghị mua lại những chiếc xe họ đã bán trước đó 1 hoặc 2 năm, vì nhu cầu sử dụng xe cũ và mới đều quá lớn.

Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ công bố vào tuần này, giá ô tô "second hand" đã tăng khoảng 45% trong năm qua. Giá ô tô con và ô tô tải mới tăng khoảng 5% từ đầu năm đến nay.

Những đợt tăng giá như vậy đã làm dấy lên một cuộc tranh luận ở Washington về việc liệu các chính sách của Tổng thống Joe Biden, đặc biệt là Kế hoạch Cứu trợ Mỹ (ARP) 1,9 nghìn tỷ USD mà ông đã đặt bút ký hồi tháng 3 có phải là nguyên nhân khiến lạm phát tăng nóng hay không. Tuần này, chính phủ cho biết giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 5,4% trong tháng 6 so với 1 năm trước.

Các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đã lập luận rằng ARP đã khiến nền kinh tế trở nên quá nóng và vì mức giá tăng quá cao nên họ phản đối gói chi tiêu bổ sung của chính phủ. Tuy nhiên, chính quyền ông Biden lại chỉ ra rằng tình trạng nguồn cung thiếu hụt tạm thời là nguyên nhân chủ yếu khiến giá ô tô và các loại hàng hóa khác tăng vọt.

Tình trạng thiếu chip đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới, không liên quan đến chính sách của Mỹ. Các quan chức trong ngành cho rằng nguyên nhân là do năng lực sản xuất hạn chế đối với chất bán dẫn và sự gián đoạn nguồn cung, cầu do đại dịch đã gây ra sự thiếu hụt.

Để hạn chế tác động của tình trạng nguồn cung thiếu hụt, General Motors đã tạm thời loại bỏ một số tính năng nhất định của vài mẫu xe, chẳng hạn như hệ thống tự động tắt máy khi xe dừng lại. Ngoài ra, nhà sản xuất ô tô Pháp Peugeot đã thay thế đồng hồ đo tốc độ điện tử bằng loại đồng hồ kim đối với một số dòng xe.

Không thể mặc cả khi mua ô tô "siđa"

Các công ty cho thuê ô tô đã phải bán đi hàng nghìn chiếc xe để "sống sót" qua thời kỳ đại dịch. Giờ đây, họ lại tìm kiếm khắp nơi để mua lại xe, nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển tăng cao.

Mark Scarpelli – chủ sở hữu 2 đại lý Chevrolet gần Chicago, chia sẻ: "Ngành này đã từng xảy ra tình trạng đình công và thiếu nguyên liệu từ trước khi chúng tôi không đủ hàng tồn kho để bán. Nhưng tôi chưa từng chứng kiến điều gì như thế này xảy ra."

Đại lý xe của anh thường có từ 600-700 xe trong kho, nhưng giờ chỉ là 50. Cứ 1-2 lần/tuần, một chiếc xe tải sẽ vận chuyển 5-10 chiếc xe con đến. Tuy nhiên, số xe này sẽ nhanh chóng biến mất vì rất nhiều khách đã đăng ký danh sách chờ.

Các giám đốc điều hành trong ngành cho biết, lần gần đây nhất khi cung không đủ đáp ứng cầu như vậy có thể là sau Thế chiến II. Đó là khi các nhà máy ô tô của Mỹ quay trở lại sản xuất sau nhiều năm chế tạo xe tăng và máy bay.

Các nhà bán cho biết, hầu như mọi dòng xe đều bán chạy, từ xe hạng sang và xe thể thao có giá hơn 100.000 USD cho đến những xe cơ bản đã qua sử dụng mà phụ huynh mua cho con cái.

Dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao hơn trước khi đại dịch diễn ra, nhưng nhiều người Mỹ vẫn có tiền để tiêu. Các khoản hỗ trợ của chính phủ đã giúp rất nhiều người, nhưng không ít trong số đó lại lựa chọn không đi nghỉ hay ăn bên ngoài để tiết kiệm. Ngoài ra, việc đi vay để mua ô tô cũng được tạo điều kiện, ví dụ một số nhà sản xuất như Toyota đang cho vay không lãi suất.

Cửa hàng của gia đình Ricart nhớ lại: "Chúng tôi có một chiếc xe bán tải Shelby giá 125.000 USD và tôi nói ‘ai sẽ mua chiếc này?’. Và ngay ngày hôm sau nó đã ‘biến mất’. Tiền rẻ xuất hiện rất nhiều trên thị trường, người mua sẵn sàng trả toàn bộ tiền mua xe, ngay cả những loại đắt nhất."

Doanh số bán xe của các đại lý không cao như trước đây, nhưng lợi nhuận lại tăng lên rất nhiều nhờ nhu cầu mạnh mẽ. Đây là sự thay đổi lớn so với mùa xuân năm 2020, khi hầu hết các cửa hàng bán xe đều đóng cửa trong khoảng 2 tháng và họ phải sa thải nhân sự để tồn tại.

Giờ đây, các đại lý thường là bên quyết định giá ô tô, cả cũ lẫn mới. Xe mới thường được bán với giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất, hoặc đôi khi cao hơn hàng nghìn USD đối với các mẫu xe có nhu cầu lớn. Trong khi đó, việc mặc cả giá cho một chiếc xe "siđa" chỉ là ký ức xa vời.

Một số khách hàng đã rất chán nản khi phải trả quá nhiều tiền cho một chiếc xe mới và họ phải lựa chọn xe cũ. Do đó, nhu cầu đối với phụ tùng và dịch vụ - mảng kinh doanh béo bở các các đại lý, cũng tăng cao. Nhiều đại lý đã kéo dài giờ sửa chữa tại cửa hàng để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Ricart cho biết, một số kỹ thuật viên của ông phải làm việc 10-12 giờ/ngày trong 3-4 ngày liên tiếp.

Gần đây, Ricart đã có một chuyến đi đến Louisville và thấy những chiếc xe bán tải, SUV của Ford đang trong quá trình hoàn thiện. Anh nhìn thấy "hàng nghìn chiếc xe tải đậu ở các cánh đồng, với hàng rào bao quanh." Ricart hy vọng sẽ sớm có thể bán những chiếc xe như vậy, vì doanh số có thể lên tới vài trăm chiếc/tháng.

Tham khảo New York Times

Tin mới

Quốc gia mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam với 4 triệu tấn/năm đang 'bơm' tiền đầu tư cho nông dân tự trồng lúa
5 giờ trước
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang muốn tăng khả năng tự chủ sản xuất để giảm lượng nhập khẩu gạo.
Loại cây ví như 'vàng xanh', Việt Nam đang thống lĩnh thị trường thế giới: Vừa giữ rừng, vừa thu triệu đô
3 giờ trước
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu loại cây này. Cây được ví là "vàng xanh", giúp phủ xanh đất trống và làm giàu cho người dân.
‘Xe giá rẻ’ Kia Syros cho kết quả bất ngờ sau khi đâm thử: Điểm an toàn hàng top, người lớn, trẻ em đều được bảo vệ tốt
2 giờ trước
Dòng SUV mới nhất của Kia là Kia Syros vừa được chấm 5 sao an toàn tại Ấn Độ.
Có 500 triệu đồng mua gầm cao nào và đây là những mẫu xe đáng cân nhắc
2 giờ trước
Hyundai Venue, Omoda C5, Toyota Raize và Mazda CX-3 là những cái tên ở phân khúc gầm cao cỡ nhỏ phù hợp với một người cần mua xe với ngân sách khoảng 500 triệu đồng.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
47 phút trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục

Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
17 giờ trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.
Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
2 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
3 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
3 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?