S&P: Nợ tín dụng tăng mạnh từ 2012, Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ

07/07/2019 20:11
Nợ tín dụng tại Trung Quốc đã tăng 6 lần kể từ 2012, dấu hiệu gợi nhớ đến sự sụp đổ của thị trường châu Á trong lịch sử, làm gia tăng nỗi lo ngại về nguy cơ các ngân hàng Trung Quốc phải đối mặt, theo một báo cáo mới từ S&P Global Ratings.

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P cho biết các khoản vay khách hàng không đảm bảo tại Trung Quốc có khả năng tăng với tốc độ 20% mỗi năm trong vòng 2 năm tới, tuy chậm lại nhưng vẫn gợi nhớ về các cuộc khủng hoảng tại Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan.

Đồng thời, các mô hình điểm tín dụng và hành vi tín dụng được dùng bởi các ngân hàng Trung Quốc đã không được kiểm tra toàn diện, S&P cho biết.

“Chúng tôi cũng dự đoán rằng những công ty nhỏ và những người đến sau trong lĩnh vực cho vay khách hàng không đảm bảo sẽ cạnh tranh gay gắt, chuyển hướng sang tập khách hàng có rủi ro cao hơn”, Liang Yu, chuyên gia tín dụng tại S&P, cho biết.

“Hoạt động hợp tác được tăng cường giữa các ngân hàng và một số công ty công nghệ tài chính cũng có thể làm tăng rủi ro chất lượng tài sản đối với một vài ngân hàng, cụ thể là các ngân hàng thiếu kinh nghiệm với các khoản vay khách hàng không đảm bảo và/hoặc không đủ khả năng quản lý rủi ro đi kèm khi đẩy mạnh lĩnh vực này”.

S&P: Nợ tín dụng tăng mạnh từ 2012, Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ - Ảnh 1.

Ảnh: SCMP.

Lo ngại về các khoản nợ gia đình gia tăng trong bối cảnh tiêu dùng nội địa tại Trung Quốc trở thành động lực chính cho tăng trưởng GDP.

“Chất lượng tài sản có thể chịu áp lực lớn hơn nữa khi tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục chững lại”, Yu nói.

Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP của Trung Quốc đã tăng từ 29,9% năm 2012 lên 53,2% năm 2018, theo số liệu từ CEIC, cơ quan cung cấp số liệu tài chính. Nợ hộ gia đình tại Trung Quốc đạt 7.400 tỷ USD tính đến cuối tháng 3, theo CEIC.

Tỷ lệ trên vẫn thấp hơn so với phần lớn thị trường các nước phát triển, nhưng cao hơn một số quốc gia đang phát triển tại châu Á, theo S&P. Tính đến năm 2018, tỷ lệ khoản vay hộ gia đình trên GDP là 66% ở Mỹ, 72% ở Hong Kong và 100% ở Hàn Quốc, theo S&P.

Yu cho biết các nhà lập pháp Trung Quốc nhận thức được hậu quả của các cuộc vỡ nợ tín dụng trong lịch sử và đang có các biện pháp giảm thiểu các rủi ro hệ thống. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hệ thống kiểm soát tín dụng, giúp theo dõi dữ liệu của người đi vay từ hơn 3.500 ngân hàng.

Trung Quốc cũng đã giới hạn lãi suất hàng năm đối với thẻ tín dụng trong khoảng từ 12% đến 18%, S&P cho biết.

Tháng 2, các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Hunter Clark và Jeff Dawson cho rằng mức tăng mạnh của nợ hộ gia đình tại Trung Quốc trong những năm gần đây, chủ yếu do tăng thế chấp nhà đất, đã gây ra các vấn đề trên phương diện ổn định tài chính.

“Các rủi ro liên quan đến nợ hộ gia đình ở Trung Quốc được coi là vẫn nằm trong tầm kiểm soát, theo phần lớn các nhà quan sát”, họ nói. “Tuy nhiên, quan trọng là tránh bị lạc quan quá mức, đặc biệt khi các biện pháp tổng hợp nợ và thu nhập có thể che giấu những khác biệt quan trọng giữa các hộ gia đình”.

S&P: Nợ tín dụng tăng mạnh từ 2012, Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ - Ảnh 2.

Tỷ lệ nợ hộ gia đình so với GDP của Trung Quốc qua các năm.

Vào năm 2018, cho vay hộ gia đình đã vượt vay doanh nghiệp để trở thành động lực lớn nhất cho tăng trưởng vay tại Trung Quốc, chiếm khoảng một nửa các khoản vay mới.

Hai nhà kinh tế học cho biết các khoản vay hộ gia đình không thế chấp, như thẻ tín dụng, có thể trở thành gánh nặng thêm cho người đi vay có thế chấp và các khoản tín dụng quay vòng không đảm bảo từ các nền tảng cho vay ngang hàng.

“Gánh nặng bổ sung này là vấn đề lớn đối với khoảng 1/3 số nợ hộ gia đình ước tính được nắm giữ bởi các gia đình nợ nhiều nhất”, các nhà kinh tế của Fed cho biết. “Điều này cũng cho thấy sự suy giảm trong bảng cân đối của các hộ gia đình này có thể có tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế”.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo từ hai năm trước rằng tăng nợ hộ gia đình ở Trung Quốc “có thể khuếch đại hậu quả kinh tế vĩ mô của những cú sốc tiêu cực”.

“Sự suy giảm trong bảng cân đối của (các hộ gia đình mắc nợ cao ở Trung Quốc) có thể có tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng cũng như kinh tế vĩ mô, mặc dù các khoản vay cho các hộ gia đình, tính cả thế chấp nhà, ở Trung Quốc vẫn chiếm phần nhỏ hơn trong tổng tài sản của ngân hàng so với các nền kinh tế phát triển”, IMF cho biết trong báo cáo Global Financial Stability vào tháng 10/2017.

Yu cho biết cần đặc biệt quan tâm tới các khoản ứng trước tiền mặt và các khoản vay tiền mặt ở Trung Quốc, có thể trở thành “nhân tố chính” của cho vay quá mức.

“Tại đỉnh của bong bóng thẻ tín dụng ở Đài Loan, các ngân hàng có số dư tiền mặt – thẻ chiếm gần một nửa tổng số khoản phải thu thẻ (tính cả thẻ tín dụng và thẻ rút tiền mặt). Sự quay vòng giữa thẻ tín dụng và thẻ thu tiền mặt đã dẫn đến các vấn đề nợ nần dạng xoắn ốc”, Yu nói.

“Mặc dù các ngân hàng Trung Quốc không phát hành thẻ rút tiền mặt, ngày càng nhiều nơi bắt đầu thực hiện cho vay tiêu dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với với thẻ tín dụng”, Yu cho biết.

“Vì lợi nhuận từ loại sản phẩm này thường cao hơn, chúng tôi hy vọng một số ngân hàng sẽ tập trung khai thác sâu hơn lĩnh vực này, đặc biệt sau khi nền tảng cho vay ngang hàng cung cấp dịch vụ tương tự đã bị dẹp bỏ”.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
8 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
11 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
14 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.