Sputnik phản đòn vụ MH17: Kết quả điều tra được cố tình tung ra vào thời điểm "nhạy cảm" với Nga?

28/05/2018 14:10
Bài phỏng vấn hai người Hà Lan của hãng tin Nga hướng nghi vấn đến một kế hoạch nhằm gây tác động xấu đến World Cup sắp diễn ra tại Nga.

Mới đây, đội điều tra chung quốc tế (JIT) đã tuyên bố sở hữu trong tay bằng chứng 'thép' chứng minh tổ hợp tên lửa bắn hạ máy bay MH17 trong không phận Ukraine thuộc sở hữu của một lữ đoàn phòng không Nga.

Sau khi kết quả trên được công bố, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Nga và cả Tổng thống Putin đều đã lên tiếng bác bỏ kết quả điều tra của JIT, mà Nga cho là "thiên lệch" và "bỏ qua tình tiết quan trọng".

Tuy nhiên những tranh cãi giữa các bên liên quan vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt trong những ngày qua. Trong diễn biến mới nhất, Sputnik, hãng tin tức do chính phủ Nga sở hữu đã "phản đòn" bằng bài phỏng vấn hai người Hà Lan là nhà hoạt động chính trị Anneke de Laaf và nhà báo Joost Niemoller.

"Không hề có bằng chứng, mà chỉ toàn là suy đoán"?

Nhà hoạt động chính trị người Hà Lan, Anneke de Laaf, người được Sputnik giới thiệu là đã theo dõi cuộc điều tra vụ bắn rơi máy bay MH17 kể từ năm 2014, cho rằng bằng chứng mới được JIT công bố không phải là các bằng chứng "xác đáng và quan trọng" đối với vụ việc.

Hãng tin Nga dẫn lời bà Anneke, theo đó, hầu như tất cả những thứ được gọi là 'bằng chứng mới' của JIT chỉ là những tấm hình cho thấy tổ hợp phòng không của Nga được di chuyển gần hơn tới biên giới với Ukraine, nhưng động thái này không hề bất thường, nếu như xét đến nhu cầu phòng thủ của Nga trước đối phương tại khu vực biên giới để ngăn chặn khủng hoảng bùng phát.

Báo Nga cũng dẫn lời bà Anneke cho rằng, tấm hình duy nhất có hình tổ hợp BUK trên đất Ukraine lại được đưa ra bởi Tổ chức điều tra phi chính phủ của Anh - Bellingcat (Ám chỉ mối quan hệ của hai nước Nga-Anh vốn đang căng thẳng kể từ sau vụ cựu điệp viên Sergei Skripal nghi bị đầu độc tại Salibury, Anh - ND).

Bà này còn cho rằng Nga chẳng có lí do gì để giao bất cứ bộ phận nào thuộc tổ hợp BUK (bao gồm xe chỉ huy, xe radar, hệ thống chỉ dẫn và hệ thống tên lửa) cho lực lượng phiến quân tại Đông Ukraine.

"Thông qua các đoạn video, JIT muốn mọi người tin rằng Nga đã di chuyển những tổ hợp BUK đi loanh quanh trong khu vực, rồi sau đó bí mật trao một trong 4 bộ phận của BUK cho mấy tay lính phiến quân Ukraine nghiệp dư (điều kì lạ là vệ tinh của Mỹ lại không thể phát hiện ra)... Hơn nữa, Nga cũng không có động cơ để thực hiện điều đó", bà Anneke nói với hãng tin Nga.

Trong bài viết của Sputnik, nhà báo Joost Niemoller cũng đồng tình với các bình luận của bà Anneke, và cho rằng tính đến thời điểm hiện tại, đội điều tra chỉ toàn đưa ra những lời phỏng đoán, chứ chưa hề có bằng chứng xác thực:

"Họ không thể đưa ra bằng chứng, vì làm gì có bằng chứng nào [...] Cho đến nay tôi vẫn chưa thấy cái gọi là bằng chứng thật sự. Tôi chỉ thấy họ đưa ra toàn suy đoán", ông Niemoller nói với Sputnik.

Sputnik phản đòn vụ MH17: Kết quả điều tra được cố tình tung ra vào thời điểm nhạy cảm với Nga? - Ảnh 1.

Nhà sản xuất tổ hợp phòng không BUK khẳng định Nga không liên quan đến vụ bắn rơi MH17. Ảnh: Reuters.

"Quy trình điều tra không đúng quy tắc"

Theo bà Anneke, báo cáo ban đầu của JIT cho biết có "3 mảnh kim loại rất nhỏ" được cho là các mảnh vỡ của quả tên lửa đã bắn hạ MH17, tuy nhiên vừa qua, JIT lại nói rằng họ phát hiện những mảnh kim loại khác trong cơ thể nạn nhân.

Sputnik dẫn lời người phụ nữ này cho rằng, ban đầu, chính phủ Hà Lan đã từ chối bảo vệ hiện trường vụ tai nạn. Theo bà, như vậy, quy trình điều tra của JIT không đúng quy tắc, và với hiện trường mở, những kẻ có ý đồ mờ ám có thể lợi dụng cơ hội để ngụy tạo bằng chứng.

Trả lời phóng viên Nga, bà Anneke cũng nghi ngờ việc JIT phát hiện ra các bộ phận của tổ hợp BUK gần nơi được cho là bệ phóng. Theo bà, điều này không hề bất thường khi một trong hai nước Nga và Ukraine sở hữu và sử dụng BUK.

Trong khi đó, ý kiến của ông Joost được Sputnik ghi nhận lại đặt ra nghi vấn về độ nguyên vẹn của các bộ phận của tổ hợp BUK vừa được JIT công bố. Ông này cho rằng buồng đốt của tên lửa phải bị hư hại nặng hơn, nếu như nó thực sự đã va chạm cực mạnh với một chiếc máy bay. Hơn nữa, ông Joost còn để ý rằng JIT đã sử dụng những từ ngữ rất mơ hồ để mô tả vị trí họ phát hiện những bằng chứng này.

"Tại buổi họp báo, họ (JIT) không chỉ ra địa điểm chính xác mà họ tìm thấy bộ phận của tổ hợp BUK. Họ chỉ nói rằng đã phát hiện ra nó ở một nơi thuộc Đông Ukraine, [những lời lẽ mơ hồ này] khiến tôi cảm thấy không tin tưởng được", ông Joost nói.

Hướng nghi vấn đến World Cup?

Từ ý kiến của hai người Hà Lan được chọn để phỏng vấn, Sputnik hướng nghi vấn đến một kế hoạch nhằm vào World Cup sắp diễn ra ở Nga.

Hãng tin này dẫn lời bà Anneke, cho rằng JIT không hề lựa chọn ngẫu nhiên thời điểm công bố kết quả điều tra. Sau khi có kết quả, các nước Hà Lan và Australia (chứ không phải Malaysia) đều đã lên tiếng quy trách nhiệm cho Nga, thậm chí các nước này còn đòi Nga phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân.

Theo bà Anneke, rất có thể các nước này sẽ tiến hành bước tiếp theo là triệu tập đại sứ Nga, và kêu gọi công dân nước họ tẩy chay World Cup 2018 (sắp khai mạc ở Nga).

Bà cho biết nước Nga đã từng trải qua những chuyện tương tự trước đây - ngay trước thềm sự kiện lớn - như kì Thế vận hội mùa đông Sochi 2014, và tin rằng lịch sử đang lặp lại.

"Ngày tưởng nhớ các nạn nhân vụ tai nạn máy bay MH17 là ngày 17/7, nếu như JIT công bố kết quả điều tra vào ngày đó thì sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu đợi đến lúc đó thì World Cup đã kết thúc rồi. Tôi không nghĩ đây là chuyện trùng hợp", bà này nói trên báo Nga.

Mô phỏng tên lửa Buk bắn rơi MH17

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
6 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
7 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.