Squid Game 'phơi bày' cuộc khủng hoảng nợ tại Hàn Quốcicon

Phim Squid Game phần lớn phản ánh thực tế cuộc sống của người dân Hàn Quốc và hé lộ một vấn đề nóng, đó là cuộc khủng hoảng nợ tiêu dùng tại nước này.

Phim Squid Game phần lớn phản ánh thực tế cuộc sống của người dân Hàn Quốc và hé lộ một vấn đề nóng, đó là cuộc khủng hoảng nợ tiêu dùng tại nước này.

 

Mua sắm online bùng nổ trong thời kỳ đại dịch

Ra mắt hồi trung tuần tháng 9, đến nay series phim giả tưởng về thể loại sinh tồn của Hàn Quốc - Squid Game - đã thu hút hơn 142 triệu lượt xem trên toàn thế giới.

Sức nóng của bộ phim đã khiến nhiều nhà phê bình, các nhà xã hội học liên tục mổ xẻ và hé lộ một vấn đề nóng không kém đằng sau đó. Đó là cuộc khủng hoảng nợ tiêu dùng trong xã hội Hàn Quốc, nhiều nạn nhân trong số đó là những người trẻ tuổi.

Theo thống kê, Hàn Quốc có khoảng 134.000 người tuyên bố phá sản vào năm 2018. Nhóm có tỷ lệ phá sản tăng cao là những người ở độ tuổi 20, nhiều người trong số đó không có việc làm. Tuy nhiên, họ lại sa vào chiếc bẫy thẻ tín dụng hay các hình thức vay nặng lãi, vừa là để trang trải cuộc sống, thậm chí là mua sắm quá tay.

Các chuyên gia đã ví nợ tiêu dùng không khác gì quả bom nổ chậm trong giới trẻ Hàn Quốc. Tuy nhiên trong thời kỳ đại dịch, việc mua sắm online còn bùng nổ hơn bao giờ hết.

Squid Game “phơi bày” cuộc khủng hoảng nợ tại Hàn Quốc - Ảnh 1.

Nhiều người trẻ tại Hàn Quốc sa vào chiếc bẫy thẻ tín dụng hay các hình thức vay nặng lãi, vừa là để trang trải cuộc sống, thậm chí là mua sắm quá tay. (Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters)

Người dân Hàn Quốc đang mua sắm online nhiều hơn bao giờ hết. Trong tháng 7 vừa qua, tổng chi tiêu online đã tăng lên mức cao kỷ lục, 14 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với một năm trước đó, phản ánh xu hướng tiêu dùng của người dân nước này.

"Trong thời kỳ dịch bệnh, tôi dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Vậy nên tôi cũng mua hàng online nhiều hơn, chủ yếu trên điện thoại di động", anh Chang Hyun, sinh viên Hàn Quốc, chia sẻ.

"Trước kia, khi mua hàng online, tôi chủ yếu mua quần áo, nhưng kể từ khi xảy ra dịch bệnh, tôi đặt cả đồ ăn hay nguyên liệu nấu ăn", chị Kim Min Su, nhân viên văn phòng Hàn Quốc, cho biết.

Mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến trên điện thoại thông minh. Hiện hình thức này chiếm gần 72% tổng số giao dịch online. Các khoản được chi tiêu mạnh nhất là đồ ăn, đồ gia dụng và thiết bị điện tử.

Các chuyên gia dự báo rằng, với số lượng người mua sắm online ngày càng cao, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, các giao dịch thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian dài.

Squid Game "phơi bày" cuộc khủng hoảng nợ của Hàn Quốc

Tờ Người bảo vệ của Anh từng phân tích, các diễn biến trong phim Squid Game phần lớn phản ánh thực tế cuộc sống của người dân Hàn Quốc hiện nay.

Ở Hàn Quốc, ngay cả những người thu nhập thấp cũng dễ dàng sở hữu thẻ tín dụng. Quốc gia này chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động tín dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khi chính phủ giảm thuế đối với các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng để thúc đẩy chi tiêu.

Thói quen mua trước, trả sau đã ăn sâu vào suy nghĩ của thể hệ Y trước đây và thế hệ Z bây giờ. Mua túi, quần áo, giày dép, chi tiêu ăn uống, du lịch…, tất cả chỉ cần quẹt thẻ.

Năm 2019, ước tính, mỗi người dân Hàn Quốc sở hữu trung bình 4 tấm thẻ tín dụng, với 70% được dùng cho chi tiêu cá nhân.

Năm 2021, tổng số nợ mà người dân Hàn Quốc phải gánh là hơn 1,5 nghìn tỷ USD, trong khi GDP là 1,63 nghìn tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, sự khác biệt về thu nhập của dân số cũng ngày càng gia tăng. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên và giá bất động sản tăng cao, những thứ đã trở nên khó tiếp cận đối với hầu hết những người lao động bình thường. Do đó, số người có vấn đề về nợ đang tăng lên theo cấp số nhân.

Theo chuyên gia tài chính và thị trường tại Korea Economic Institute, gốc rễ của cuộc khủng hoảng nợ là Chính phủ Hàn Quốc loại bỏ các quy định về vay thế chấp và ngân hàng vào năm 2014. Mục đích của Chính phủ là thúc đẩy hoạt động tiêu dùng và xây dựng bất động sản. Hậu quả là, người trẻ Hàn Quốc hình thành thói quen chi tiêu vung tay quá trán và cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở thủ đô Seoul.

Hàn Quốc hỗ trợ người trẻ mắc nợ

Nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng nợ tiêu dùng trong giới trẻ Hàn Quốc, nhà chức trách đang đưa ra nhiều biện pháp để hỗ trợ nhóm người vốn đang là lực lượng lao động chính của xã hội này.

Cơ quan tài chính Hàn Quốc đã thành lập nhóm chuyên trách quản lý nợ hộ gia đình, theo đó sẽ xử lý các trường hợp cần phải phân tích kỹ lưỡng, không để xảy ra khó khăn cho các công ty tài chính và người vay nợ.

Trong thời gian tới, nhóm chuyên trách sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ xu hướng nợ hộ gia đình để có thể đưa ra thêm các giải pháp phù hợp.

Squid Game “phơi bày” cuộc khủng hoảng nợ tại Hàn Quốc - Ảnh 2.

Các chuyên gia đã ví nợ tiêu dùng không khác gì quả bom nổ chậm trong giới trẻ Hàn Quốc. (Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters)

Theo Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc, tính đến tháng 6 năm nay, tỷ lệ những người ở độ tuổi 20 mắc nợ là hơn 12%, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2020.

Những bài học tiết kiệm từ giới trẻ các nước láng giềng

Mua sắm quá đà không phải là câu chuyện của riêng giới trẻ Hàn Quốc. Nhìn sang các quốc gia láng giềng như Trung Quốc hay Nhật Bản, không ít người đã phải cai nghiện mua sắm hoặc lựa chọn cho mình một lối sống khác, nhất là trong thời buổi dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Trong nhiều năm, chị Jiang Zhuoyue luôn dành tiền săn đồ giảm giá và mua những bộ cánh đẹp đẽ. Chẳng mấy chốc, chị đã lấp đầy tủ quần áo này đến tủ quần áo khác với những bộ đồ, giày dép, túi xách và nhiều món đồ xa xỉ thậm chí còn chưa bóc tem. Tuy nhiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nữ kế toán 31 tuổi này bàng hoàng nhận thấy thói quen này thực sự lãng phí và đã quyết định áp dụng lối sống đơn giản hơn, cũng như lên mạng thanh lý những món đồ của mình.

"Dịch bệnh nên tôi ở nhà nhiều hơn. Sau khi sờ vào đống đồ, tôi chợt nhận ra "trời ơi, sao lại nhiều như vậy". Tôi nghĩ nhiều người khác cần chúng hơn tôi", chị Jiang Zhuoyue, người dân Bắc Kinh, Trung Quốc, chia sẻ.

Chỉ trong vòng 1 tháng, chị Jiang đã thanh lý được 50 mặt hàng quần áo đã qua sử dụng và chắc chắn chị chưa dừng lại ở đó.

"Trước đây, tôi luôn khao khát được sở hữu những thứ không cần thiết đó. Tôi xin từ bỏ lối sống này thôi. Có lẽ trong tương lai khi tôi mua quần áo hoặc những thứ khác, tôi sẽ chọn những thứ tôi thực sự cần", chị Jiang Zhuoyue.

Sống tối giản, tiết kiệm cũng là xu hướng được nhiều người dân xứ sở mặt trời mọc lựa chọn. Căn hộ một phòng ở Tokyo của anh Fumio Sasaki hầu như không có đồ đạc. Anh chỉ sở hữu 3 chiếc áo sơ mi, 4 chiếc quần tây, 4 đôi tất.

"Tôi hài lòng với những gì mình có", anh Fumio Sasaki, người dân Tokyo, Nhật Bản, cho biết.

Các chuyên gia lý giải rằng, xu hướng sống tối giản ngày càng phổ biến, bởi ngày càng nhiều người cảm thấy vật chất không còn là điều quá quan trọng, nhất là sau khi dịch bệnh xuất hiện. Họ dành tiền để chăm sóc sức khỏe và tích lũy cho tuổi già.

Trong gần 2 năm dịch bệnh tác động lên nền kinh tế và cuộc sống của người dân, nhiều người mới nhận ra rằng, việc chi tiêu quá đà để rồi phải lao động cật lực trong nhiều năm để trả nợ sẽ khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn giật gấu vá vai không biết khi nào mới giải quyết được. Chỉ khi họ thay đổi thói quen tiêu dùng hoang phí, thích ứng với cuộc sống bình thường mới, câu chuyện vay nợ để tiêu mới có thể chấm dứt.

(Theo VTV Digital)

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
8 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
7 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
6 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
14 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.