Sri Lanka: Bác sĩ soi đèn pin để mổ vì thiếu điện, hàng nghìn người có thể sẽ chết vì khan hiếm thuốc

04/05/2022 12:43
Khi các bệnh viện cạn kiện nguồn cung thuốc, bệnh nhân Sri Lanka chỉ còn trông chờ vào cứu cánh duy nhất là nguồn thuốc xách tay được mang về từ nước ngoài dù nó cũng chẳng đáng là bao.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất nhiều thập kỷ nổ ra ở Sri Lanka, tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng tới mức các bệnh viện không còn tiến hành phẫu thuật để cứu chữa người bệnh. Đó cũng là lúc Kavindya Thennakoon biết mình cần phải làm gì đó.

Trước khi lên chuyến bay từ San Francisco, Mỹ về thủ đô Colombo, cô sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford, người cũng đóng vai trò đồng sáng lập một ứng dụng giáo dục số, đăng lên mạng xã hội để hỏi xem bạn bè, người thân hay những người biết tới mình cần hỗ trợ thuốc men gì hay không.

Có hơn 50 người đã yêu cầu Thennakoon mua giúp thuốc. Với trọng lượng 60kg, chúng được đóng đầy vào các va li. Đây đều là các loại thuốc không cần kê đơn nhưng các bệnh viện về cơ bản đã hết. Phần nhiều trong đó là khẩu trang phẫu thuật, que thử đường huyết và thực phẩm chức năng cho các bà mẹ mới sinh.

Tuy nhiên, điều khiến Thennakoon đau lòng nhất là không thể mua các loại thuốc điều trị ung thư hay thuốc tiêm cho trẻ sinh non, vốn rất quan trọng đối với những người mắc bệnh. Chúng là loại thuốc chỉ được phép mua theo chỉ định của bác sĩ.

"Nghe những người, dù chẳng hề quen biết, van nài mua giúp thuốc khi họ chỉ còn đủ dùng trong 2-3 ngày quả thực rất đau lòng. Và để nhận ra rằng quê hương mình đã trượt dốc đến thế thậm chí còn là cảm giác tồi tệ hơn", Thennakoon, 27 tuổi, nói.

Chỉ trong vòng vài tuần, hệ thống y tế công cộng, vốn nhận được rất nhiều lời ngợi ca của Sri Lanka khi miễn phí hoàn toàn có 22 triệu người, đã rơi thẳng vào bế tắc. Khi nền kinh tế suy thoái kéo dài, các cuộc phẫu thuật bị hoãn lại vì thiếu điện, thiếu thuốc, thiếu vật tư. Không ít cuộc phẫu thuật diễn ra dưới ánh đèn pin.

Với tình trạng vỡ nợ, Sri Lanka đang dành những đồng ngoại tệ cuối cùng để nhập khẩu lương thực, năng lượng và thuốc men. Tuy nhiên, nó không đủ ngăn tình trạng thiếu thuốc ở quốc gia 22 triệu dân này. Nếu không có các biện pháp quyết liệt, các nhóm y tế cảnh báo rằng sự gián đoạn nhập khẩu có thể dẫn tới cái chết của hàng nghìn người.

Ở thời điểm hiện tại, sự tức giận của công chúng đã lên tới mức đỉnh điểm. Người dân đang tràn ra các tuyến phố ở thủ đô Colombo, bày tỏ sự căm phẫn với việc thiếu thuốc men và các hàng hóa khác đồng thời yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức. Để giảm bớt tình trạng này, cộng đồng người Sri Lanka ở nước ngoài đang nỗ lực tiếp tế cho các bệnh nhân và bác sĩ dù Thennakoon nói rằng họ cũng chỉ hỗ trợ được một số công cụ "băng bó".

Tháng trước, chính phủ Sri Lanka cũng đã cảnh báo nguồn cung với hơn 100 mặt hàng y tế đang cạn kiệt. Nhiều đối tượng phải chịu sự kiểm soát giá cả đã không theo kịp với tốc độ mất giá gần đây của đồng nội tệ, khiến các nhà nhập khẩu dược phẩm ngần ngại giao hàng vì sợ thua lỗ.

Ông Channa Jayasumana, Bộ trưởng Y tế Sri Lanka, nói với Quốc hội nước này rằng một số loại thuốc đủ cung cấp trong 3 tháng nhưng không có nguồn cung thuốc mới sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt sau đó. Hiện tại, có 140 loại thuốc đang hết hàng ở Sri Lanka. Con số này có thể tăng lên 250 loại trong những ngày tới.

"Tôi chưa bao giờ thấy điều gì tồi tệ như thế", Ravi Kumudesh, một quan chức công đoàn trong ngành y tế Sri Lanka, cho biết.

Tham khảo: Bloomberg

https://cafef.vn/bac-si-soi-den-pin-de-mo-vi-thieu-dien-hang-nghin-nguoi-co-the-se-chet-vi-thieu-thuoc-nganh-y-te-tung-khien-the-gioi-nguong-mo-khi-mien-phi-cho-toan-bo-22-trieu-dan-dang-tham-the-nao-20220504111721135.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
9 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.