Starship - 'cực phẩm tham vọng' của Elon Musk: Tàu tên lửa mạnh nhất lịch sử, nếu thành công có thể đưa 1 triệu dân lên sao Hỏa vào năm 2050, mỗi chuyến chở 100 người

11/03/2022 10:00
Nếu thực sự thành công, Starship sẽ trở thành hệ thống phóng tên lửa mạnh nhất từng được tạo ra.

Tối thứ 5 tuần trước, Elon Musk đã có một bài phát biểu chia sẻ về giấc mơ giúp con người định cư trên sao Hỏa. Ngoài việc thể hiện tầm nhìn về hành tinh tương lai này của nhân loại, Musk đặc biệt dành nhiều thời gian nói về Starship – con tàu tên lửa khổng lồ của SpaceX. Trước khi được phép bay vào quy đạo, nó sẽ phải vượt qua nhiều bài kiểm tra khắt khe mới có thể đưa các phi hành gia của NASA đặt chân lên mặt trăng an toàn, chứ chưa nói gì đến hành tinh đỏ.

Musk cho biết Starship sẽ có khả năng thiết lập một thành phố tự cung tự cấp trên sao Hỏa, nhưng dĩ nhiên, tham vọng này sẽ cần đến một triệu tấn nguyên vật liệu lấy từ Trái đất.

"Đây là bước khởi đầu trong lịch sử 4,5 tỷ năm mà Trái đất có thể thực hiện được. Chúng ta cần nắm bắt cơ hội càng nhanh càng tốt. Thẳng thắn mà nói, ngày nay, sự khai hoá dường như hơi mong manh", Elon Musk nói.

Sau khi đoạn video mô phỏng quá trình thuộc địa hoá sao Hỏa kết thúc, Musk đã hét lên: "Hãy biến nó thành sự thật!". Gã điên ôm mộng được chết trên Hoả tinh này dường như đang rất nóng lòng hiện thực hoá giấc mơ mà ông ấp ủ suốt 20 năm qua: Chinh phục vũ trụ.

Tham vọng vũ trụ của tỷ phú

Đến năm 2050, Musk muốn hoàn thành kế hoạch xây dựng thành phố 1 triệu dân sinh sống trên sao Hoả. Chưa thể ước tính chính xác những thứ cần chuyển đến hành tinh này từ Trái đất song Musk cho biết sẽ cần rất nhiều thực phẩm, nước, vật liệu xây dựng, công cụ và hệ thống hỗ trợ sự sống.

 Starship - cực phẩm tham vọng của Elon Musk: Tàu tên lửa mạnh nhất lịch sử, nếu thành công có thể đưa 1 triệu dân lên sao Hỏa vào năm 2050, mỗi chuyến chở 100 người - Ảnh 1.

 Hành trình này sẽ không thể thiếu Starship – con tàu đang được Elon Musk đặt mục tiêu phóng trung bình 3 chiếc mỗi ngày để phục vụ bất kỳ ai có nhu cầu lên sao Hoả.

"Đã gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ lần cuối cùng con người đặt chân lên mặt trăng. Đây là quãng thời gian quá dài, và tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần quay lại đây và thiết lập một căn cứ lâu dài. Chúng ta cũng cần xây dựng một thành phố trên sao Hỏa để trở thành một nền văn minh không gian", tờ Sputnik dẫn lời Elon Musk cho biết.

Theo trang tin Business Insider, 1.000 con tàu Starship có khả năng tái sử dụng trong 10 năm tới đang được SpaceX chế tạo. Nếu thực sự thành công, Starship sẽ trở thành hệ thống phóng tên lửa mạnh nhất từng được tạo ra. Với mỗi lần phóng, nó có thể mang theo 100 người lên quỹ đạo cùng một lúc.

"Bất cứ ai cũng có thể đi nếu họ muốn. Chúng tôi cũng hỗ trợ các khoản vay với những người không có tiền. Sẽ có rất nhiều việc phải làm trên sao Hỏa", Musk chia sẻ trên Twitter.

Theo SpaceX, Starship là tên lửa mạnh và độc nhất từ ​​trước đến nay do có thể tái sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí bay vào quỹ đạo sẽ được cắt giảm đáng kể, cụ thể là tiết kiệm được khoảng 10 triệu USD cho mỗi 100 tấn nguyên vật liệu đưa vào vũ trụ. Musk cho rằng điều này là khả thi trong một vài năm tới.

 Starship - cực phẩm tham vọng của Elon Musk: Tàu tên lửa mạnh nhất lịch sử, nếu thành công có thể đưa 1 triệu dân lên sao Hỏa vào năm 2050, mỗi chuyến chở 100 người - Ảnh 2.

SpaceX đã thực hiện nhiều chuyến bay thử nghiệm đưa Starship vào quỹ đạo.

Trong nhiều năm qua, SpaceX đã thực hiện một loạt các chuyến bay thử nghiệm đưa Starship vào quỹ đạo, sau đó quay trở lại để mô phỏng đường đi của tên lửa. Chuyến bay hồi tháng 5 năm 2021 là lần thử nghiệm duy nhất cho kết quả mĩ mãn, còn lại hầu hết đều kết thúc trong tiếng nổ. Theo SpaceX, Starship sẽ phải cần đến Super Heavy, tên lửa đẩy với hàng chục động cơ mới có thể thành công. Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa được đi vào thử nghiệm.

Dẫu vậy, Elon Musk vẫn khá lạc quan và thực sự tin rằng chỉ chưa đầy 30 năm nữa sẽ có thể giúp 1 triệu dân an cư lạc nghiệp trên sao Hoả. Giấc mộng này khiến nhiều người nghi ngại. Họ nhớ lại tuyên bố trước đây của Musk, cam kết rằng chuyến bay thử nghiệm đầu tiên lên sao Hỏa sẽ được thực hiện vào năm 2022 và những người đặt chân lên hành tinh này sẽ trở về Trái đất 2 năm sau đó. Song thực tế, năm nay đã là năm 2022, và Musk vẫn chưa thể làm điều mà ông từng nói.

Starship - Chén thánh của công nghệ vũ trụ

Tuy nhiên, xét cho cùng, những gì SpaceX và Starship đã làm được trong quá khứ vẫn là những kỳ tích đáng nể, từ những nghi ngại chỉ 1% thành công đến công cuộc từng bước chinh phục những cột mốc lịch sử mới. Tháng 4 năm ngoái, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã lựa chọn SpaceX để thực hiện dự án phát triển tàu đổ bộ để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng, sớm nhất vào năm 2024. Nếu thành công, đây sẽ là sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên kể từ năm 1972. Hợp đồng trị giá 2,9 tỷ USD, bao gồm cả tàu vũ trụ nguyên mẫu Starship đã đánh đòn giáng mạnh mẽ lên Blue Origin, công ty đối thủ do tỷ phú Jeff Bezos thành lập.

"Chúng tôi sẽ chế tạo rất nhiều tàu và tên lửa đẩy. Giấc mơ trên mặt trăng sẽ sớm được thực hiện thôi", Elon Musk cho biết.

Và chắn chắn, Starship sẽ góp công sức không hề nhỏ giúp hiện thực hoá giấc mộng này của tỷ phú bởi nó được Musk ví von như "chén thánh của công nghệ vũ trụ".

Thực tế, sau khi hoàn thành việc lắp ráp, Starship sẽ cao hơn cả Tượng Nữ thần Tự do, khoảng 400 feet. Con tàu này cũng cao hơn Sao Thổ 5 - tên lửa đã đưa các phi hành gia người Mỹ lên mặt trăng trong chương trình Apollo của NASA. Với đường kính rộng hơn nhiều so với những con tàu tên lửa khác, Starship được cho là có sức mạnh gần gấp đôi Saturn 5, có thể chịu được sức nóng khủng khiếp và vận chuyển được khối lượng lớn hàng hoá.

Để bay vào quỹ đạo, Starship sẽ được đặt trên đỉnh một tên lửa đẩy có tên Super Heavy. Sau khi hai phần của con tàu vũ trụ vượt qua được sức ép của bầu khí quyển Trái đất, chúng sẽ tách làm đôi ra gần rìa không gian. Trong khi Starship tiếp tục tiến về phía quỹ đạo, tên lửa đẩy Super Heavy sẽ quay trở lại và hạ cánh gần bệ phóng.

SpaceX trước đó đã phóng thử 5 nguyên mẫu của bộ phận trên Starship lên độ cao khoảng 6 dặm. Chỉ có nguyên mẫu cuối cùng hạ cánh thành công, còn lại đều phát nổ trên mặt đất hoặc khi đang bay. Chính bởi vậy, để lên được không gian, SpaceX cần thử nghiệm thành công Super Heavy. Tên lửa đẩy này sẽ được cung cấp năng lượng bởi hàng chục động cơ tên lửa Raptor - nhiều hơn rất nhiều so với các động cơ trong quá khứ.

 Starship - cực phẩm tham vọng của Elon Musk: Tàu tên lửa mạnh nhất lịch sử, nếu thành công có thể đưa 1 triệu dân lên sao Hỏa vào năm 2050, mỗi chuyến chở 100 người - Ảnh 3.

Sau nhiều lần hoãn huỷ chuyến bay thử nghiệm lên quỹ đạo của Starship, Musk dự tính sẽ thực hiện kế hoạch này sau tháng 2/2022. SpaceX trước đó muốn hoàn thành bay thử nghiệm từ mùa hè năm ngoái song đã buộc phải lùi lịch trình do những thách thức trong thiết kế của Super Heavy và các bài test đánh giá kỹ thuật của cơ quan quản lý.

Vẫn còn nhiều thách thức

Hiện việc phát triển và xây dựng hệ thống tên lửa được SpaceX thực hiện tại Boca Chica, Texas, cách biên giới Mỹ-Mexico vài dặm. Khu vực này được gọi là Starbase. Việc nhiều công ty truyền thông đam mê vũ trụ đặt camera gần Starbase khiến đây trở thành một trong những công trình kỹ thuật được dân tình "giám sát" chặt chẽ nhất.

Trước khi SpaceX có thể phóng Starship lên vũ trụ, công ty này cần phải vượt qua bài kiểm tra khắt khe của chính phủ về tác động lên môi trường quanh bãi phóng. SpaceX đã từng xóa một đánh giá về môi trường vào năm 2014 khi dự định sử dụng địa điểm trên để thử nghiệm và phóng tên lửa Falcon 9.

Khi Cục Hàng không Liên bang cho phép công chúng bình luận công khai về bản dự thảo SpaceX hồi năm 2021, khoảng 18.000 bình luận được đưa ra - ủng hộ có, chỉ trích có. Một số người ủng hộ Musk nhờ những cơ hội việc làm mới mà ông tạo ra. Số khác lại phản đối vì cho rằng dự án Starship sẽ khiến môi trường bị tác động nghiêm trọng. Chính điều này khiến SpaceX không thể theo kịp tiến độ đúng như kế hoạch.

 Starship - cực phẩm tham vọng của Elon Musk: Tàu tên lửa mạnh nhất lịch sử, nếu thành công có thể đưa 1 triệu dân lên sao Hỏa vào năm 2050, mỗi chuyến chở 100 người - Ảnh 4.

Starship được đặt lên trên tên lửa đẩy Super Heavy.

Hơn nữa, trước khi Starship được đưa lên mặt trăng, SpaceX sẽ cần giải vô số bài toán khó. Công ty này trước tiên sẽ phải phóng một số phi thuyền chở dầu lên vũ trụ bởi tàu tên lửa cần thêm nhiên liệu để hạ cánh và phóng từ bề mặt Mặt trăng. Điều này đòi hỏi một loạt các thử nghiệm vận chuyển nhiên liệu với đầy những rủi ro và phức tạp về mặt kỹ thuật.

Không chỉ mang sứ mệnh đưa con người lên hành tinh đỏ, Starship còn có thể tạo ra doanh thu cho SpaceX bằng cách phóng các vệ tinh Internet Starlink. Tên lửa này có thể phóng hàng trăm Starlink cùng lúc, trong khi trước đó, Falcon 9 chỉ có thể phóng được khoảng 60 vệ tinh.

Hiện số vệ tinh Internet được SpaceX đưa vào quỹ đạo đã vượt quá con số 2.000, bao gồm cả những vệ tinh thử nghiệm và các vệ tinh không còn hoạt động. Thậm chí, Musk còn dự định phóng thêm 30.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái Đất trong tương lai và đang xin giấy phép của Ủy ban Truyền thông Liên bang.

Sự "bành trướng" này khiến nhiều nhà thiên văn học lo lắng. Họ sợ rằng những vệ tinh này sẽ gây trở ngại cho quá trình quan sát các hành tinh. Trong thư gửi Ủy ban thông tin liên lạc liên bang Mỹ (FCC) đầu tuần này, NASA cũng quan ngại rằng kế hoạch của SpaceX có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, tăng nguy cơ xảy ra va chạm trong quỹ đạo và có thể cản trở các sứ mệnh không gian của NASA khi phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Theo: New York Times, BI, Bloomberg

https://cafebiz.vn/starship-cuc-pham-tham-vong-cua-elon-musk-tau-ten-lua-manh-nhat-lich-su-neu-thanh-cong-co-the-dua-len-sao-hoa-1-trieu-dan-vao-nam-2050-moi-chuyen-cho-100-nguoi-2022030916160256.chn

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
4 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
5 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
6 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
6 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
7 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.