Sự bùng nổ và sa sút của kinh tế Nhật thập niên 1980 cho thấy tương lai của kinh tế Trung Quốc

25/08/2020 10:58
Dân số già và những khiếm khuyết trong quản lý kinh tế đã khiến cho kinh tế Nhật mất đi vị thế “vàng son” một thời.

Thập niên 1980, Nhật là niềm ghen tỵ của thế giới.

Kinh tế Nhật nhanh chóng phát triển trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nền kinh tế khi đó được lèo lái bởi một chính phủ trung ương mạnh, ngành sản xuất tăng trưởng vượt bậc với năng suất cao, nguồn tín dụng dễ dãi cũng như chính sách thương mại bảo hộ giúp cho Nhật có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

Thế rồi bong bóng vỡ và tiếp đó đến 3 thập kỷ kinh tế phát triển trì trệ.

Dù lịch sử không lặp lại, thế nhưng nó luôn mang đến bài học và kinh nghiệm Nhật bản có thể mang đến những bài học quan trọng cho Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện tại.

Có 2 yếu tố đáng lưu tâm nhất với kinh tế Trung Quốc hiện nay:

Dân số già

Dân số Trung Quốc đang bị già hóa với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới, và thực sự rất khó để tìm được giải pháp.

Quá trình di cư từ nông thôn ra thành phố tại Trung Quốc là một trong những yếu tố quan trọng nhất đằng sau tình trạng dân số già hóa trong khoảng 3 thập kỷ tới, theo nhận định của một số chuyên gia. Cuộc sống ở thành phố thường đồng nghĩa với tỷ lệ sinh giảm bởi chi phí cao hơn.

Và ngay cả khi mà Trung Quốc đã chấm dứt chính sách một con vào năm 2015, tỷ lệ sinh của Trung Quốc vào năm ngoái cũng thấp nhất trong 70 năm.

Việc quy mô dân số ngày một giảm, dân số già đi đồng nghĩa với Trung Quốc cần tăng mạnh được năng suất lao động để có thể tiếp tục duy trì được tăng trưởng kinh tế.

Điểm tương đồng với Nhật: Thách thức dân số lớn của Trung Quốc hiện nay cũng giống như những gì mà nước Nhật phải đương đầu vào đầu thập niên 1990.

Lợi thế sản xuất chấm dứt

Lợi thế của Trung Quốc trong ngành sản xuất đang mất dần.

Những thập niên gần đây, nhiều công ty chuyển hoạt động sản xuất đến Trung Quốc nhằm tiếp cận với nguồn lao động giá rẻ của nước này. Ngành sản xuất tuy nhiên đã thay đổi. Hàng hóa mà chúng ta tiêu dùng giờ đây cần đến ít sức lao động của con người hơn trước đây, các phương thức sản xuất bản thân nó cũng không cần nhiều sức lao động như trước đây, máy móc đang dần thay thế con người.

Ngoài ra, lợi thế về nhân công tại Trung Quốc hiện đang cũng đang giảm đi so với các nước khác tại châu Á.

Điểm tương đồng với Nhật: Những hạn chế tương tự trong ngành năng lượng và ngành sản xuất cũng đã làm chậm sự tăng trưởng của nước Nhật như vậy.

Kinh tế không thực sự “hỗn hợp”

Nền kinh tế hỗn hợp của Trung Quốc thực ra không “hỗn hợp” như nhiều người lầm tưởng.

Dù giới chức Trung Quốc đã áp dụng vào nền kinh tế một số chính sách của tư bản, Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế theo mệnh lệnh với chính phủ đúng ở vị trí trung tâm.

Điều này tiềm ẩn quá nhiều thách thức cho sự phát triển trong tương lai của kinh tế Trung Quốc, theo chuyên gia về Trung Quốc tại viện Cato. Ông chỉ ra rằng Trung Quốc không có thị trường tự do để cho những ý tưởng cần thiết cho sự đổi mới phát triển cũng như để tránh những sai lầm về chính sách.

Thách thức kiểu này gần đây đã hiện hữu ở Hồng Kông, trung tâm tài chính châu Á này đã mất dần vị thế của mình. Trung Quốc đang vướng vào các cuộc đối đầu thương mại với Mỹ, Mỹ và nhiều nước khác trong khi đó cáo buộc Trung Quốc vi phạm bản quyền trí tuệ.

Điểm tương đồng với Nhật: Thế giới không nhìn vào Nhật với nhiều sự hoài nghi như Trung Quốc, thế nhưng xã hội thuần chủng và cấu trúc doanh nghiệp Nhật cũng cản trở khả năng thích ứng của doanh nghiệp Nhật với bối cảnh kinh tế toàn cầu thay đổi theo hướng số hóa và đa dạng hơn.

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
8 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
8 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
7 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
6 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
5 giờ trước
Quốc gia này đã hoãn việc dừng nhập khẩu dầu thô Nga trong suốt 3 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
39 phút trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Biển "ngũ quý 5" Hải Phòng gây sốt, giá chốt hơn 2,1 tỷ đồng
20 giờ trước
Biển số ngũ quý của Hải Phòng là 15K-555.55 đã trúng đấu giá với số tiền 2,145 tỷ đồng.
Giữa bão thuế quan, vốn hóa Apple mất 600 tỷ USD trong 3 ngày, dân tình lại ầm ầm xếp hàng đi mua iPhone - chuyện gì xảy ra?
1 ngày trước
Apple nên vui hay buồn trước tình cảnh này?
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
3 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.