Sự gián đoạn của Trung Quốc và giải pháp Việt Nam đưa ra để "cứu" ngành sản xuất là gì?

23/04/2020 11:56
Thay vì chờ đợi mọi thứ trở lại bình thường, các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn có những cách tiếp cận mới để chuẩn bị cho các tác động lâu dài.

Các vấn đề hiện tại đang là thách thức lớn cho toàn bộ chuỗi cung ứng trong sản xuất – bị ảnh hưởng từ nguyên liệu thô đến người tiêu dùng cuối cùng. Hơn nữa, Trung Quốc - tâm điểm bùng phát virus - là trung tâm sản xuất của thế giới trong hai đến ba thập kỷ. Do đó, gián đoạn sản xuất tại đây không chỉ gây ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp quốc tế lớn mà còn tác động lên khả năng sản xuất toàn cầu.

Theo ước tính của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD), sự bùng phát COVID-19 có thể khiến FDI toàn cầu giảm 5% -15%, do sự sụp đổ trong lĩnh vực sản xuất cùng với việc đóng cửa nhà máy. 

Các tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các khoản đầu tư FDI dự kiến ​​sẽ cao trong các ngành công nghiệp năng lượng, ô tô và hàng không. Do dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu, các nhà sản xuất ô tô, hóa chất, điện tử và máy bay đang phải đối mặt với những lo ngại về sự sẵn có của nguyên liệu thô. Trong lĩnh vực điện tử, điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng đã cắt giảm mạnh hoạt động sản xuất và hoãn việc giới thiệu các sản phẩm mới cùng với sự bùng phát COVID-19, do đó đã làm gián đoạn việc cung cấp linh kiện.

Các nghiên cứu về tác động của COVID-19 đối với ngành sản xuất toàn cầu được phân loại thành ô tô, thực phẩm và đồ uống, hóa chất, máy móc, điện và điện tử, kim loại, hàng không, dược phẩm và thiết bị y tế. 

Ngành công nghiệp điện tử đang bị ảnh hưởng đáng kể do dịch COVID-19, vì Trung Quốc chiếm gần 85% tổng giá trị linh kiện sử dụng trong điện thoại thông minh và gần 75% trong TV. Tất cả các thành phần quan trọng, chẳng hạn như bảng mạch in, màn hình di động, chip LED, bộ nhớ, bảng TV di động mở và tụ điện được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Giải pháp từ Chính phủ Việt Nam

Việc quản lý chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu đã trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng và các nhà máy thuộc các lĩnh vực khác nhau đã chậm lại do nguồn nguyên liệu thô, hậu cần và đội ngũ lao động chịu nhiều áp lực do tình hình chung trên toàn thế giới. 

Việt Nam, được coi là trung tâm sản xuất trong tương lai sau Trung Quốc, đã có cách riêng để ứng phó với tình hình này. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp và đưa ra các gói hỗi trợ kích thích nền kinh tế.

Khi COVID-19 tiếp tục làm chậm các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, chính phủ Việt Nam đã công bố một số biện pháp và gói kích thích kinh tế để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời điểm hiện tại. 

Trong đó bao gồm cả việc ban hành Chỉ thị số 11ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 và một khoản tiền trị giá 1,3 tỷ USD để tăng thanh khoản, giảm thuế và hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp trong một số lĩnh vực. 

Các chính sách tiền tệ giúp định hướng xuất khẩu cho các ngành công nghiệp, công nghệ và nông nghiệp, như giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu (đây là lãi suất mà các tổ chức phải chịu khi vay vốn ngắn hạn trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), trần lãi suất cho vay...

Phương pháp ứng phó tiềm năng cho doanh nghiệp sản xuất

Về nguyên liệu thô, các doanh nghiệp nên xem xét chuyển sang nhà cung cấp từ các thị trường trong nước hoặc quốc tế khác hiện vẫn có sẵn. Việc thay thế này nên được thực hiện để tạo ra các kế hoạch dự phòng trong quản lý chuỗi cung ứng.

Đối với các doanh nghiệp vẫn cần lao động (truyền thống) thủ công và luôn cần duy trì hoạt động, tăng cường thực hiện chính sách về An toàn, Sức khỏe và Môi trường (HSE) tại nơi làm việc để bảo vệ nhân viên của họ. Tạo ra một kế hoạch số hóa ví dụ như một nhà máy thông minh cũng là một giải pháp thay thế tiềm năng nên được xem xét cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm rủi ro lây lan Covid-19.

Hơn nữa, để giải quyết thách thức trong khâu sản xuất và đóng gói do các nhà cung cấp nguyên liệu không thể xuất khẩu, tốt nhất là doanh nghiệp nên đánh giá lại chuỗi giá trị để hợp lý hóa sản xuất. Điều này có thể được thực hiện bằng cách nhanh chóng đánh giá các chương trình sản xuất và quảng cáo cho tiêu dùng trong nước hoặc lập kế hoạch mở rộng kho lưu trữ.

Phân phối từ các cảng và trung tâm phân phối vẫn phụ thuộc vào vận tải nội địa, đặc biệt là vận tải đường bộ. Các doanh nghiệp nên xem xét một kế hoạch hành động kịp thời để sử dụng các phương pháp phân phối khác tại các chặng đầu và giữa (ví dụ: vận tải đường thủy) đến chặng cuối (ví dụ: thương mại điện tử). Kế hoạch xử lý hàng hóa phải được đánh giá lại sau đó lên lịch với các nhà phân phối chính.

Cuối cùng, để tránh rủi ro khi mua hàng số lượng lớn, các doanh nghiệp nên khuyến khích mua hàng trực tuyến như một giải pháp cho người dùng cuối cả trong và ngoài nước đồng thời tạo các chương trình khuyến mãi để kích cầu mua sắm. Điều này có thể được phối hợp thực hiện với các bên hậu cần và giao hàng, nhằm mục đích hợp lý hóa thời gian giao hàng và theo dõi sản phẩm.

Đối với những chủ doanh nghiệp, đây là thời điểm để đánh giá lại doanh nghiệp bằng các câu hỏi: một chuỗi cung ứng lý tưởng là chuỗi cung ứng như thế nào? Những thay đổi nào có thể sẽ có hiệu quả và nó sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn như thế nào trong dài hạn?

(Tham khảo YCP Solidiance, Research and Market) 

Sự gián đoạn của Trung Quốc và giải pháp Việt Nam đưa ra để cứu ngành sản xuất là gì? - Ảnh 1.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.328.632.512 VNĐ / tấn

321.60 BRL / kg

0.25 %

+ 0.80

Thịt gà

CHICKEN

35.777.231 VNĐ / tấn

8.66 BRL / kg

1.17 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.949.569 VNĐ / tấn

87.59 USD / lbs

0.25 %

+ 0.22

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Vốn hoá bị thổi bay 300 tỷ USD/phiên, chuỗi cung ứng tan nát vì thuế đối ứng của ông Trump, chuyên gia lo Apple 'không có đường thoát'
15 giờ trước
Cổ phiếu của Apple giảm gần 10% trong phiên giao dịch hôm 3/4.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
20 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Sau cá tra và cá ngừ, một loại cá ngon bổ rẻ của Việt Nam được người Mỹ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng 105% trong 2 tháng, nước ta sắp có lợi thế lớn so với ‘ông trùm’ Trung Quốc
1 ngày trước
Loại cá này của Việt Nam đang rộng cửa vào thị trường Mỹ.
Trứng và thịt gia cầm Việt Nam chính thức được cấp phép vào Singapore
2 ngày trước
Trứng và thịt gia cầm của Việt Nam đã vượt qua rất nhiều quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA) và được chính thức cấp phép xuất khẩu vào Singapore.