Sự hiện diện "bất ngờ" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở lễ ký kết EVFTA - dấu mốc mới cho hành trình gần một thập kỷ

30/06/2019 15:45
Chiều 30/6, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức được ký kết tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam sau gần 10 năm thương lượng, đàm phán. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, cũng đã có mặt tại lễ ký kết.

Gần 1 giờ trước khi lễ ký kết diễn ra như thông báo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến phòng ký kết một trong nhưng FTA toàn diện, chất lượng cao nhất của Việt Nam trong thời gian gần đây. Lễ ký kết chính thức diễn ra vào lúc 16h ngày 30/6 tại thủ đô Hà Nội.

Theo lịch trình được công bố trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản từ ngày 27/6-1/7 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

EVFTA được coi là một trong những hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả phía Việt Nam và EU. Bên cạnh các lợi ích chung, EVFTA còn tạo những cơ hội lớn, tạo ra thời cơ cho phát triển, tạo ra những động lực mới nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường hội nhập quốc tế.

Sự hiện diện bất ngờ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở lễ ký kết EVFTA - dấu mốc mới cho hành trình gần một thập kỷ - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt tại phòng ký kết từ rất sớm. Ảnh: Tiến Tuấn

Theo các tính toán, sau khi EVFTA được Nghị viện châu Âu thông qua, trong một vài năm tới, xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng 20% khi hàng rào thuế quan giảm đi và một thị trường rộng lớn được mở ra. Tới năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng tới 40%. Đóng góp của FTA này cho GDP Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 là 2-3%.

Việc hiệp định được ký kết là dấu mốc quan trọng trong gần 1 thập kỷ đàm phán EVFTA. Hành trình này bắt đầu từ tháng 10/2010, khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA. Quá trình đàm phán được chính thức hóa từ 6/2012.

Sự hiện diện bất ngờ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở lễ ký kết EVFTA - dấu mốc mới cho hành trình gần một thập kỷ - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu hai phái đoàn Việt Nam và EU bước vào phòng ký kết. Ảnh: Tiến Tuấn

Đến tháng 6/2018, Việt Nam và EU đồng ý tách Hiệp định thành Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA). EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực khi Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam thông qua. Trong khi đó, IPA không chỉ cần các điều kiện trên mà phải được Nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn để có hiệu lực.

Khi EVFTA có hiệu lực, phần lớn hàng hóa Việt Nam xuất sang EU sẽ được miễn thuế. Đây cũng là cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký kết. EU là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Theo kế hoạch, đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế, chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu. Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Tin mới

Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
8 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
7 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
7 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.
Người dân nền kinh tế số 1 Đông Nam Á sẽ thích mê mẫu xe VinFast này: Không phải vua doanh số ở Việt Nam
7 giờ trước
CEO VinFast châu Á cho rằng mẫu xe này sẽ chiếm được cảm tình người dân Indonesia.
Yêu cầu xử lý nghiêm quảng cáo 'nổ' Nutri Brain IQ chữa tự kỷ
7 giờ trước
Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sản phẩm Nutri Brain IQ.

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
4 giờ trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
59 phút trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.
Doanh số xe máy tăng cao trong những tháng đầu năm 2025
14 giờ trước
Các con số thống kê cho thấy thị trường xe máy Việt Nam đang trên đà hồi phục khi vừa đạt doanh số quý I tốt nhất trong 3 năm trở lại.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
22 giờ trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.