Sự sụp đổ chóng vánh của Luckin Coffee: Cổ phiếu rơi từ 50 USD xuống 1 USD sau 3 tháng, nộp đơn phá sản sau bê bối khai khống doanh thu

06/02/2021 12:20
Năm 2019, nhà đầu tư đã rót cả tỷ USD vào Luckin Coffee trước ký vọng chuỗi cafe này sẽ sớm vượt qua Starbucks.

Cách đây chưa lâu, một startup về cà phê được mệnh danh là Starbuck của Trung Quốc đã bị lật tẩy những thủ đoạn làm đẹp báo cáo tài chính. Việc khai khống doanh thu lên nhiều lần khiến nhiều nhà đầu tư lầm tưởng về sức mạnh thật sự của công ty này mà việc họ thực hiện thành công cuộc IPO tại Mỹ lên tới nhiều tỷ USD là minh chứng rõ ràng. Đó chính là Luckin Coffee, chuỗi cửa hàng cà phê tưởng chừng như sẽ thống trị không chỉ tại thị trường Trung Quốc mà còn cả ở Hoa Kỳ nhưng đã bị “bóc mẽ” chỉ là một công ty với chiếc vỏ bọc hào nhoáng. Chỉ ít lâu sau scandal về báo cáo tài chính, Luckin đã điền vào đơn phá sản ngày hôm nay.

Được thành lập từ tháng 10 năm 2017, sự phát triển của Luckin Coffee còn hơn cả một điều thần kỳ. 2 năm sau khi thành lập, cổ phiếu của họ được niêm yết trên sàn NASDAQ của Mỹ với mức giá giao dịch 17 USD/ cổ phiếu trong ngày đầu tiên. Số cửa hàng của họ vượt con số 3,500 và đặt mục tiêu sở hữu 10,000 cửa hàng tới cuối năm 2021.

Cả chủ tịch và CEO của công ty đều trở thành những triệu phú đô la, với số tài sản không thua kém gì so với ông Howard Schultz, nhà sáng lập của Starbucks. Kết thúc quý 3/ 2019, hãng công bố doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 410 triệu USD, gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước; bên cạnh đó, các chi phí cũng được giảm đáng kể. Tất cả những điều trên phác họa cho chúng ta thấy một gã khổng lồ trong tương lai với mục tiêu là cạnh tranh sòng phẳng với Starbucks - chuỗi cà phê nổi tiếng toàn cầu tới từ Mỹ.

Sự sụp đổ chóng vánh của Luckin Coffee: Cổ phiếu rơi từ 50 USD xuống 1 USD sau 3 tháng, nộp đơn phá sản sau bê bối khai khống doanh thu - Ảnh 1.

Số cửa hàng tăng trưởng với tốc độ phi mã của Luckin (Ảnh: Alpha Street)


Tuy nhiên, "cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra". Những con số của Luckin đã bị công ty chuyên bán khống Muddy Waters Research chứng minh chỉ là thổi phồng thông qua một báo cáo dài 89 trang trên twitter vào những ngày đầu năm 2020. Báo cáo chỉ ra rằng Luckin khai khống số lượng sản phẩm được bán ra thêm tới 69% trong quý 3 và 88% trong quý 4 năm 2019. Ban đầu, công ty phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc và cho rằng những bằng chứng được đưa ra là không có cơ sở.

Thế nhưng, tới ngày 2/4/2020, một cuộc điều tra nội bộ của Luckin phát hiện ra bằng những thủ thuật tài chính, giám đốc điều hành của họ, Jian Liu đã ngụy tạo doanh thu năm 2019 của công ty khoảng 2,2 tỷ NDT ( tương đương với 310 triệu USD). Điều này có nghĩa là tất cả những gì công ty từng phủ nhận đều là sự thật; họ đã lừa dối nhiều nhà đầu tư trong một thời gian dài về khả năng phát triển của mình. Một tuần sau khi thừa nhận khai khống doanh thu, cổ phiếu của Luckin bị tạm ngừng giao dịch.

Trong tháng 4/ 2020, cổ phiếu của công ty đã mất hơn 80% giá trị. Cũng trong tháng này, ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs thông báo sẽ thu giữ và bán cổ phiếu Luckin của chủ tịch công ty, Lu Zhengyao, sau khi ông này vỡ nợ với khoản vay ký quỹ 518 triệu USD. Cuối tháng 6, công ty nộp đơn xin hủy niêm yết trên sàn NASDAQ.

Sự sụp đổ chóng vánh của Luckin Coffee: Cổ phiếu rơi từ 50 USD xuống 1 USD sau 3 tháng, nộp đơn phá sản sau bê bối khai khống doanh thu - Ảnh 2.

Từng đạt đỉnh 50 USD, có lúc cổ phiếu Luckin rơi xuống còn chưa đến 1 USD

Vụ việc của Luckin được cho là đã thúc đẩy Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ SEC thông qua đạo luật về việc bắt buộc các công ty tới từ Trung Quốc phải công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán nếu như không muốn bị hủy niêm yết. Hàng loạt công ty Trung Quốc được đặt vào diện nghi vấn, và niềm tin của nhiều nhà đầu tư cũng suy giảm.

Tháng 9 năm 2020, các cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc đã phạt một nhóm công ty trong đó có cả Luckin Coffee với tổng số tiền lên tới 8,98 triệu USD vì việc cố tình làm sai lệch số liệu tài chính. Cuối năm 2020, Luckin đã phải dàn xếp vụ gian luận kế toán với SEC thông qua việc nộp phạt tới 180 triệu USD. SEC đã cáo buộc Luckin thổi phồng doanh thu và tốc độ phát triển thông qua việc khai báo sai lệch các số liệu trên báo cáo tài chính, qua đó lừa dối nhà đầu tư.

Sự sụp đổ chóng vánh của Luckin Coffee: Cổ phiếu rơi từ 50 USD xuống 1 USD sau 3 tháng, nộp đơn phá sản sau bê bối khai khống doanh thu - Ảnh 3.

Luckin phải trả tới 180 triệu USD để dàn xếp vụ gian lận tài chính (Ảnh: Reuters)


Cuối cùng, ngày 5/2/2020, Luckin đã nộp đơn xin phá sản tại Mỹ theo Chương 15 nhằm tái cơ cấu công ty. Luckin cho biết các cửa hàng của công ty vẫn mở cửa kinh doanh và bản kiến ​​nghị theo Chương 15 dự kiến ​​sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của công ty. Việc nộp đơn xin phá sản nhằm giúp công ty tái cơ cấu lại bộ máy và tập trung hơn vào hoạt động cốt lõi, chứ không hoàn toàn là dấu chấm hết cho Luckin.

Mặc dù vậy, câu chuyện về một Starbuck của Trung Quốc có lẽ đã chấm dứt tại đây. Sau cùng, sự phát triển thần tốc của Luckin cũng nhanh như cách họ phá sản vậy. Thay vì phát triển một cách chắn chắn, Luckin chạy theo những con số và thổi phồng khả năng sinh lời của mình một cách mù quáng. Tuy nhiên, khả năng quản trị chi phí yếu kém, doanh số bán hàng thấp hơn nhiều so với mức công bố đã đưa Luckin đến miệng vực. Một cuộc cải cách toàn diện sau khi nộp đơn phá sản có thể sẽ đưa công ty trở lại, nhưng để đạt được tầm vóc như Starbucks có lẽ là điều gần như không thể xảy ra.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.