Sự tái sinh của nền kinh tế toàn cầu hậu Covid-19 sẽ đòi hỏi những gì?

04/07/2020 11:07
Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhận định: "Đây là một cuộc khủng hoảng con người".

Sau đây là lời nhận xét của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc António Guterres về một loạt các hội nghị bàn tròn liên quan đến việc "Tái tạo nền kinh tế toàn cầu để mang lại sự phát triển bền vững", tại New York ngày 3/7:

"Các bạn thân mến, chào buổi sáng, chào buổi chiều, chào buổi tối. Chào mừng các bạn đang ở khắp nơi trên thế giới.

Rất hân hạnh được chào đón mọi người đến với bàn tròn đầu tiên này, liên quan đến việc tái tạo nền kinh tế toàn cầu để mang đến sự phát triển bền vững. Tôi tin rằng, như các bạn đã nói, chỉ duy nhất phong trào được dẫn dắt bởi phụ nữ mới có thể đi xa đến vậy, rằng chúng ta cần tái sinh nền kinh tế toàn cầu, và tôi thực sự rất hài lòng với quyết tâm của mọi người về vấn đề này.

Đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu đã nổ ra, và đương nhiên người dân trên khắp thế giới đã phải trải qua những mất mát vô cùng lớn. Nếu chúng ta không bắt tay vào hành động ngay lúc này, chúng ta có thể phải đối mặt với nhiều năm khủng hoảng và gián đoạn sự tăng trưởng kinh tế. Những người dễ tổn thương nhất là những người ít được trang bị để đối phó với tình hình nhất. Tình trạng nghèo đói cùng cực sẽ gia tăng mạnh mẽ, hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở nhiều quốc gia đã bị sụp đổ và một thế hệ trẻ em đang bỏ lỡ việc học hành.

Đại dịch lần này không chỉ đe doạ đình trệ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, mà thậm chí còn đảo ngược tiến trình đã được thực hiện. Đó cũng là lý do tại sau ngay từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu diễn ra, tôi đã kêu gọi một gói cứu trợ chiếm ít nhất 10% trên tổng nền kinh tế toàn cầu.

Khi xem xét tình hình các nước đang phát triển, về cơ bản là họ đang sử dụng chính tài nguyên của nước nhà, hoặc in tiền do tiền tệ của họ được chấp nhận rộng rãi trong mọi trường hợp – điển hình như trường hợp nước chủ nhà. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là cần phải đảm bảo rằng các nước đang phát triển sẽ có nguồn tài nguyên, hoặc sẽ được cung cấp tài nguyên, để có khả năng sử dụng những gói cứu trợ này nhằm giải cứu nền kinh tế của họ.

Jamaica và Canada hiện đang là hai quốc gia dẫn đầu Nhóm tình hữu nghị về Phát triển bền vững tài chính. Bốn tuần trước, thủ tướng Jamaica và Canada cùng tôi đã triệu tập các nhà lãnh đạo toàn cầu để tìm ra cách tài trợ cho sự phục hồi và tái xây dựng tốt hơn.

Đại diện từ các quốc gia khác nhau – khoảng 50 Nguyên thủ quốc gia và chính phủ - hiện đang từng bước tiến nỗ lực dẫn đầu để tập hợp các Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế, các cơ quan của Liên Hợp Quốc, chủ nợ khu vực tư nhân… Họ đang khảo sát các lựa chọn để giải quyết các những thách thức chính từ thanh khoản toàn cầu và lỗ hổng nợ, xoá sổ dòng tài chính bất hợp pháp và phục hồi tài chính hiệu quả hơn.

Chúng ta cần các giải pháp cụ thể, triệt để và khả thi. Và bản thân tôi hy vọng rằng một loạt những hội nghị bàn tròn này sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt, kích thích những ý tưởng mới và mở ra một cuộc tranh luận hoàn toàn khác so với những ý tưởng cổ điển mà chúng ta đã chứng kiến trong thời gian gần đây.

Đây là một cuộc khủng hoảng con người. Theo như tôi nhớ, khủng hoảng gần nhất trước đó là một cuộc khủng hoảng tài chính và phát triển. Các nước đang phát triển phải đối mặt với nhu cầu gia tăng rất lớn đối với chi tiêu công, cùng lúc với doanh thu thuế và xuất khẩu, đầu tư và kiều hối đang giảm mạnh.

Khi chúng ta đang tạo ra một hiệu ứng toàn cầu thì cần phải tập trung vào những hoạt động tài chính. Nếu các quốc gia thiếu phương tiện tài chính để chống lại đại dịch và không đủ đầu tư vào việc phục hồi, chúng ta sẽ phải đối mặt với một thảm hoạ về sức khoẻ và một nền kinh tế toàn cầu trì trệ.

Chúng ta đang trên đỉnh của một cuộc khủng hoảng nợ lan rộng, với nhiều quốc gia phải đối mặt với lựa chọn giữa việc trả các khoản nợ hay bảo vệ cộng đồng - những người dễ bị tổn thương nhất và chống lại đại dịch. Trả nợ không đúng kỳ hạn hay vỡ nợ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội. Thêm vào đó, nhiều quốc gia căn bản là không có quyền trong thị trường tài chính để có thể trả nợ.

Việc G20 tạm thời hoãn việc thu nợ đối với các quốc gia nghèo là một khởi đầu đáng hoan nghênh, nhưng cần phải làm nhiều hơn thế nữa. Chúng ta cần phải mở rộng phạm vi hỗ trợ và xác định rõ mức độ tổn thương, thay vì chỉ quan tâm đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chúng ta hoàn toàn cần phải giải quyết các mối quan tâm về nợ của (hầu hết) các nước đang phát triển và một số lượng lớn các quốc gia có thu nhập trung bình và đã mất khả năng tiếp cận thị trường tài chính.

Chúng ta cũng cần phải bắt đầu tính đến các giải pháp lâu dài về nợ sẽ tạo ra dư đại tài khoá cho các khoản đầu tư vào thu hồi và các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Ngoài cú sốc tài khoá, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tác động đến tất cả các thành phần tài chính từ bên ngoài: Đầu tư trực tiếp, xuất khẩu và kiều hối. Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) đang phải chịu áp lực khi chính các nước phát triển cũng phải đối phó với sự sụp đổ của cuộc khủng hoảng. Tính không đảm bảo, những chính sách nhập khẩu có khả năng bị đẩy lùi và bảo hộ thương mại có thể kéo dài việc suy giảm tài chính khiến việc huy động vốn từ bên ngoài khó khăn hơn.

Hơn nữa, khi đại dịch phá vỡ chuỗi cung ứng và thương mại, một số ngành sản xuất sẽ có nguy cơ trở về các nước phát triển, khiến cho các nước đang phát triển thiếu hụt tài nguyên và dấy lên những thắc mắc căn bản về sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Những thắc mắc này cần được trả lời một cách quả quyết đồng thời cần sáng tạo.

Một số lượng lớn phụ nữ là các nhà kinh tế học xuất chúng và sáng tạo tham gia vào việc tái diễn giải tình hình thế giới ngày nay. Điều đáng chú ý là trong khi chỉ có 10% các nhà lãnh đạo toàn cầu là phụ nữ, thì phần đông họ chính là những đại diện đưa ra những quyết định có hiệu quả đối với đại dịch.

Nếu muốn tạo ra một xã hội hoà nhập, mau hồi phục và bình đẳng giới, chúng ta cần tham khảo quan điểm của tất cả mọi người, chúng ta cần giải quyết khủng hoảng khí hậu và các thách thức toàn cầu khác".

Tin mới

"Cái giá phải trả" khi tò mò ăn thử món burger mì tôm độc lạ: 50k có phải quá đắt?
4 giờ trước
Sự kết hợp gây tò mò giữa mì gói và burger đang khiến dân mạng rần rần, nhưng liệu hương vị sẽ thế nào?
Ford Everest bản đặc biệt chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá gần 1,2 tỷ đồng có gì đặc biệt?
3 giờ trước
Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao cùng logo EVEREST trên nắp capo.
VinFast công bố thông tin quan trọng cho khách hàng mua xe máy điện: Chốt dừng thuê pin từ 1/6, cơ hội cuối mua lại pin với chiết khấu 86%
3 giờ trước
Khách hàng đang sử dụng xe máy điện VinFast sẽ được mua lại pin với mức ưu đãi đến 86% so với giá niêm yết tùy tuổi đời và loại pin.
Thuế quan khiến giá tăng phi mã, một mặt hàng quan trọng của Mỹ chuẩn bị biến mất trên bàn ăn Trung Quốc, thương nhân chia sẻ: Rất khó để chúng tôi tiếp tục sử dụng
2 giờ trước
Loại nguyên liệu từng là ngôi sao của Mỹ sẽ sớm không còn xuất hiện trên bàn ăn tại Trung Quốc do mức giá quá đắt đỏ.
Hợp tác chiến lược cùng Samsung, Thế Giới Di Động mở bán nhiều sản phẩm đặc quyền, giá hấp dẫn
53 phút trước
Việc ký kết hợp tác chiến lược lần này không chỉ khẳng định cam kết đồng hành phát triển bền vững giữa hai thương hiệu mà còn mang đến những lợi ích vượt trội cho người dùng.

Tin cùng chuyên mục

Báo động đỏ: Hơn 1 tỷ điện thoại Android và iPhone đối diện nguy cơ tấn công mạng nghiêm trọng
20 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của công ty an ninh mạng Lookout, hơn 1 tỉ điện thoại Android và iPhone đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công mạng bởi một lý do.
Miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu trên TMĐT: Thị trường nội có đáng lo?
22 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp nội đang khó khăn chồng chất khó khăn lại chịu thêm áp lực trước đề xuất tiếp tục miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng trên sàn TMĐT.
Xe xăng gặp khó
1 ngày trước
Các hãng ô tô loay hoay giữa sức ép hàng tồn và sự trỗi dậy của xe điện VinFast
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
1 ngày trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.