Sự thật bất ngờ: Tin tặc mất 30 giây qua mặt ngân hàng và nhà mạng, gửi tin nhắn lừa khách hàng

Tính tổng thời gian từ lúc được đầu tư và trang bị Security Lab cho tới khi thử nghiệm thành công chỉ mất gọn trong vòng nửa ngày, không yêu cầu hiểu biết nhiều về sóng viễn thông!

Tính tổng thời gian từ lúc được đầu tư và trang bị Security Lab cho tới khi thử nghiệm thành công chỉ mất gọn trong vòng nửa ngày, không yêu cầu hiểu biết nhiều về sóng viễn thông!

 

Nhà nghiên cứu về lỗ hổng bảo mật và an toàn thông tin uy tín của Việt Nam, Nguyễn Tiến Giang vừa công bố một nghiên cứu thử nghiệm và giả định hết sức đáng chú ý. Qua thử nghiệm này, Tiến Giang cho thấy, khi các nhà mạng và ngân hàng KHÔNG HỀ GỬI nhưng khách hàng vẫn nhận được tin nhắn lừa đảo hay mời chào chơi cờ bạc, lô đề... thì đó chính là lúc tin tặc đã giả mạo được cả cột sóng di động và thương hiệu của ngân hàng.

Nhà mạng không gửi - khách hàng vẫn nhận tin nhắn lừa đảo

Cuối năm 2020, Nguyễn Tiến Giang - kỹ sư An toàn thông tin (ATTT) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT nhận được thông tin ban đầu về việc người tiêu dùng phản ánh nhận được tin nhắn từ ngân hàng rủ rê chơi cờ bạc, lô đề. Chỉ một thời gian ngắn sau, Cục ATTT gửi công văn thông cho Trung tâm ATTT của VNPT, yêu cầu phối hợp nghiên cứu và xử lý vấn nạn này. Giang bắt đầu quan tâm và tiếp nhận thông tin từ nhiều phía.

Báo cáo từ cơ quan quản trị hạ tầng của cả 3 nhà mạng viễn thông cho thấy: Không tìm được một dấu hiệu nào về việc những tin nhắn trên được gửi đi trên tất cả các hệ thống. Nói ngắn gọn, vào khoảng thời điểm đó các NHÀ MẠNG KHÔNG GỬI BẤT KỲ TIN NHẰN NÀO như vậy cho người dùng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khẳng định họ chỉ có thể điều tra đến đó rồi bị mất dấu, không tìm ra được gì thêm.

Thông cáo báo chí của Cục ATTT cũng đăng tải y chang như vậy với kết luận tạm thời: người dùng đã bị kết nối vào các trạm thu phát sóng (BTS) giả mạo. Rồi sau đó nhận được tin nhắn quấy nhiễu (spam) từ kẻ tấn công đang điều khiển cái BTS giả mạo đó. Kết luận này đang dừng ở giả định thuần túy chuyên môn, chưa có chứng cứ cụ thể. Vì chưa đầu mối nào có đủ trang thiết bị để thử nghiệm, kiểm chứng và tìm ra sự thật. Sự việc trên thực tế đã bàn giao cho phía cơ quan chức năng xử lý tiếp.

Khách hàng thì cho rằng các nhà mạng đang trốn tránh trách nhiệm, nhiều hacker nghiên cứu về ATTT nhanh công bố cái được gọi là "nguyên nhân" và "hệ quả". Kết quả, người dùng vẫn phải nhận tin nhắn rác, nhà mạng vẫn khẳng định không liên quan.

Sự thật bất ngờ: Tin tặc mất 30 giây qua mặt ngân hàng và nhà mạng, gửi tin nhắn lừa khách hàng

Sự thật đằng sau đó là gì? Và quan trọng nhất ai là người phải chịu trách nhiệm về vấn đề này?... Sự việc còn quá nhiều thắc mắc, quá nhiều mập mờ, chưa thể đi đến đâu cả đối với một nhà nghiên cứu về ATTT như Giang.

Chỉ mất nửa phút để giả mạo cột sóng và tin nhắn của ngân hàng

Công việc của một nhà nghiên cứu (Researcher) về ATTT hay còn gọi là hacker mũ trắng đòi hỏi Giang và đồng nghiệp của mình thường xuyên phải kiểm thử xâm nhập, tấn công vào các nền tảng, hạ tầng số. Để từ đó, cảnh báo cho các hãng công nghệ về nguy cơ xuất hiện lỗ hổng, nguy cơ bị hacker mũ đen tấn công. Theo các chuyên gia về ATTT trên thế giới, hacker mũ trắng muốn hoàn thành công việc của mình phải đi trước, nghĩ trước và thành công trước hacker mũ đen một bước.

Cuối tháng 2/2021, Researcher này chủ động giả lập thiết bị thử nghiệm (Security Lab) nhằm mục đích tạo ra các tin nhắn giả mạo từ đầu số của các ngân hàng. Nếu thử nghiệm thành công nghĩa là hacker mũ trắng đã lần ra được một trong những cách tấn công mà các hacker mũ đen đang thực hiện đối với sự vụ này.

Bất ngờ, tổng thời gian từ lúc được đầu tư và trang bị Security Lab cho tới khi thử nghiệm thành công chỉ mất gọn trong vòng nửa ngày, không yêu cầu hiểu biết nhiều về sóng viễn thông!

Về phần mềm, có nhiều phần mền cho phép giả lập cột sóng như: OpenBTS; YateBTS; OsmoCom... Với sự phát triển và được đầu tư tâm huyết của các hãng công nghệ, các phần mền này hiện rất thân thiện cho người dùng.

Thiết bị sau khi được khởi động và chạy phần mềm thành công cũng đồng nghĩa với quá trình giả lập BTS hoàn thành. Việc tiếp theo cần làm là kết nối BTS giả mạo này với điện thoại của người dùng. Đến giai đoạn này, chính các chuyên gia trong ngành cũng đã có phát hiện bất ngờ.

Nạn nhân nhận được tin nhắn là do điện thoại tự động kết nối vào các trạm BTS giả mạo! Tất cả thời gian để một BTS giả mạo tiếp cận với thuê bao di động của các hãng viễn thông ở Việt Nam chỉ mất đúng 30 giây.

Sóng di động công nghệ 2G - 3G dễ bị kết nối tự động vào các BTS độc?

Nghe thì hơi vô lý, nhưng thực tế là đúng, Tiến Giang đã khẳng định như vậy trong bài phân tích của mình.

Mặc định, các thuê bao của người dùng sẽ sử dụng công nghệ mạng viễn thông di động theo thứ tự 4G -> 3G -> 2G. Nếu sóng của mạng này yếu quá, điện thoại sẽ tự động tìm sóng thấp hơn và cuối cùng là 2G.

Với 2G, thuê bao sẽ tự động tìm trạm BTS gần nhất và KẾT NỐI vào, bất kể đó là thật hay giả!

Với việc thử nghiệm thành công một trong các cách mà tin tặc tạo ra trạm BTS giả mạo các hãng viễn thông ở Việt Nam để thực hiện mục đích: gửi tin nhắn lừa đảo người dùng, nhà nghiên cứu về ATTT của VNPT đã đưa ra bằng chứng về lỗ hổng bảo mật mà các hãng viễn thông đang gặp phải. Hệ quả có thể nhìn thấy được: người dụng chịu thiệt hại về tiền của, vật chất...; doanh nghiệp thiệt hại về uy tín.

Dù chưa phải là kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng, song đây cũng là cơ sở quan trọng để các nhà mạng ở Việt Nam thêm động lực bỏ hẳn công nghệ 2G. Từ đó góp phần giúp các thuê bao di động không kết nối với bất kỳ BTS 2G nào nữa. Đương nhiên, người dùng di động Việt Nam cũng bỏ qua được nỗi lo nhận tin nhắn từ BTS giả mạo. Một giải pháp được các chuyên gia đánh giá rất hay để giảm thiểu thiệt hại cho người dùng.

Loại bỏ công nghệ cũ để nhường chỗ cho công nghệ mới là điều không có gì phải bàn cãi. Trên thế giới, đã có những quốc gia tắt sóng 2G từ cách đây 10 năm. Nhật Bản là quốc gia đi đầu khi tắt sóng 2G vào năm 2011. Nhà mạng KT Corp của Hàn Quốc cũng đã sớm tắt sóng 2G vào năm 2011 trong khi một nhà mạng khác là SK Telecom mới chỉ tắt sóng 2G vào tháng 7 năm ngoái. Singapore, Đài Loan và Ấn Độ cũng đã thực hiện ngắt sóng 2G trong năm 2017. Các nhà mạng của Trung Quốc đang hướng đến mục tiêu dừng sóng 2G vào tháng 12/2021.

Bộ Thông tin & Truyền thông Việt Nam đang đặt ra mục tiêu để các nhà mạng đủ điều kiện tắt sóng 2G vào đầu năm 2022.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
6 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
7 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.