Sự thoái trào của các Big Tech: 'Kiếm chác' quá nhiều trong thời kỳ tiền rẻ và 'rơi xuống mặt đất' là điều lẽ ra nên xảy ra từ lâu

28/05/2022 12:29
Đợt lao dốc của lĩnh vực công nghệ mà chúng ta đang chứng kiến không chỉ là kết quả tất yếu của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất cao và lạm phát. Đây cũng là cơ hội tốt nhất trong hơn 1 thập kỷ qua để thị trường cân nhắc về việc ngành này đã được định giá quá cao.

Trong nửa thế kỷ qua, Thung lũng Silicon đã liên tục thực hiện 2 mục tiêu nghe có vẻ giống nhau nhưng lại thường mâu thuẫn, đó là wealth creation (quá trình đầu tư vào các loại tài sản khác nhau để đáp ứng những nhu cầu chính) và kiếm tiền. Wealth creation là cả một quá trình lâu dài, được miêu tả là dòng thủy triều dâng lên nâng đỡ con thuyền của các nhân viên, cổ đông và nhiều người khác.

Ngành công nghệ và những nhà đầu tư ưa thích rủi ro ý thức được rằng điều gì sẽ xảy ra khi những khoản lợi nhuận ngắn hạn được ưu tiên hơn sự phát triển ổn định của công ty. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến điều ngược lại. Các Big Tech đã trải qua nhiều năm được định giá quá cao, mô hình kinh doanh kim tự tháp của các công ty tiền số và toàn bộ những hành động theo chủ nghĩa cơ hội dẫn đến "Cú nổ của năm 2022".

Sự thoái trào của các Big Tech: Kiếm chác quá nhiều trong thời kỳ tiền rẻ và rơi xuống mặt đất là điều lẽ ra nên xảy ra từ lâu - Ảnh 1.

Từ đầu năm đến nay, lĩnh vực công nghệ trong S&P 500 đã mất khoảng 1/5 giá trị. Những công ty chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Amazon.com (-36%), Tesla (-38%), Meta (-45%), Zoom (-44%) và Shopify (-76%). Nhìn chung, các công ty được hậu thuẫn bởi vốn đầu tư mạo hiểm – niêm yết trong thời kỳ đại dịch, đã mất 48% giá trị, theo PitchBook. Các chủ tịch của công ty đầu tư mạo hiểm Lightspeed Venture Partners cho biết: "Thời kỳ bùng nổ của thập kỷ trước rõ ràng đã qua."

Các công ty đầu tư mạo hiểm lớn thường lập luận rằng những đợt suy thoái như thế này là Chúa thực hiện một hành động mang tính kinh tế vĩ mô, giống như một cơn bão kéo dài 100 năm hay 15 năm. Họ cảm thấy không cần tiết chế những hành động ích kỷ của mình và rút ra bài học từ diễn biến không mấy tích cực như hiện tại.

Sự thoái trào của các Big Tech: Kiếm chác quá nhiều trong thời kỳ tiền rẻ và rơi xuống mặt đất là điều lẽ ra nên xảy ra từ lâu - Ảnh 2.

Ở trường hợp hiện tại, họ lập luận rằng, 2 thập kỷ chứng kiến lãi suất thấp đã giúp các công ty công nghệ trở thành những khoản đầu tư hấp dẫn, giúp thu hút dòng vốn lớn vào thị trường công. Họ cạnh tranh nhau để hậu thuẫn các startup hứa hẹn nhất, sau đó đẩy định giá lên mức cao ngất ngưởng, không bền vững cho đến khi bất ngờ đón nhận những tin dữ chưa từng có như Covid-19, mâu thuẫn Nga – Ukraine và lạm phát. Dẫu vậy, lời giải thích thực tế hơn cho tình hình hiện tại của lĩnh vực công nghệ là ngành này đang phải đối mặt với tác động kép từ những quyết định tồi tệ của chính họ.

Mọi thứ bắt đầu với 2 yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư mạo hiểm, đó là: nỗi sợ hãi nếu bỏ lỡ "next big thing" và lòng tham. 1 thập kỷ trước, các công ty mới "tốt nghiệp" ngôi trường startup như Y Combinator tự định giá hàng triệu USD dù chưa kiếm được đồng lợi nhuận nào. Để thu hút những startup triển vọng nhất, một số VC đã hăng hái đồng tình với mức định giá cao như vậy và thường cho phép nhà sáng lập rút tiền trước khi họ chứng minh được mô hình kinh doanh của mình hoạt động hiệu quả.

Sự thoái trào của các Big Tech: Kiếm chác quá nhiều trong thời kỳ tiền rẻ và rơi xuống mặt đất là điều lẽ ra nên xảy ra từ lâu - Ảnh 3.

Những vụ sụp đổ đầy tai tiếng, ví dụ như thảm họa startup xét nghiệm máu Theranos và chia sẻ không gian văn phòng WeWork, đã khiến giới đầu tư có "một phen" lạnh sống lưng. Dẫu vậy, họ vẫn không thay đổi tư duy kiếm tiền theo cách này. Thay vào đó, các VC và những đối thủ mới của họ như Softbank hay Tiger Global, tiếp tục rót rất nhiều tiền. Jeff Clavier – chủ tịch công ty đầu tư Uncork Capital, cho biết: "Tiền có ở mọi giai đoạn và mọi nơi."

Bởi vậy, nhiều nhà sáng lập đã chớp lấy cơ hội trong thời kỳ tiền rẻ. Chủ của những startup lớn có thể gọi vốn nhiều vòng trong một năm bằng cách sử dụng phần lớn cổ phần cá nhân để đáo hạn sớm các khoản nợ. Sau đó, họ sử dụng những hình thức tài chính rủi ro như trái phiếu chuyển đổi để nhà đầu tư có thể rót vốn dù không hề biết về giá trị tương lai của các doanh nghiệp này. Bất kể việc này có vẻ như chỉ là hiệu ứng đám đông từ các nhà đầu tư nóng lòng rót tiền khiến canh bạc mang tính an toàn, những người dè chừng vì sợ rủi ro sẽ phải chấp nhận là kẻ đứng ngoài cuộc chơi kiếm chác này.  

Việc giám sát quá trình IPO nhằm bảo vệ thị trường trước những thương vụ có khả năng thất bại, chẳng hạn như WeWork đã sụp đổ sau khi tiết lộ hồ sơ tài chính. Tuy nhiên, các công ty tư nhân đã nhanh chóng tìm ra cách giải quyết khác, đó là nhắm đến các SPAC. Những công ty séc trắng này mở đường niêm yết cho những doanh nghiệp gồm nhà cho vay SoFi, công ty vũ trụ Rocket Lab và Virgin Galatic, Grab. Cổ phiếu của tất cả những doanh nghiệp này đang giao dịch thấp hơn giá IPO.

Sự thoái trào của các Big Tech: Kiếm chác quá nhiều trong thời kỳ tiền rẻ và rơi xuống mặt đất là điều lẽ ra nên xảy ra từ lâu - Ảnh 4.

Yelena Dunaevsky – luật sư chuyên về SPAC tại Woodruff Sawyer, cho biết: "Quá nhiều người đổ tiền vào trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng để niêm yết."

Tuy nhiên, phong cách đầu tư bất chấp này lại thất bại trên thị trường tiền số. Nhiều nhà đầu tư đã hứng chịu rủi ro lớn đi kèm với nhiều đợt sụt giá đầy hoang mang vì đổ quá nhiều tiền vào các loại tài sản ảo và sàn giao dịch thiếu uy tín. Ví dụ, những nội dung quảng cáo hào nhoáng về Web3 khiến việc đầu tư vào lĩnh vực này không khác gì wealth creation – bao gồm việc phân quyền internet, đưa công nghệ này vào blockchain, đồng thời bạn có thể tạo ra một bộ công cụ giúp cắt bỏ sự phụ thuộc vào những gã khổng lồ công nghệ và ngân hàng truyền thống.

Trong khi đó, hầu hết những trào lưu tiền số cho đến nay đều chứng kiến cảnh nhà đầu tư nhanh chóng rút tiền và khiến những kẻ ở lại nắm giữ một đồng tiền vô giá trị. Nhiều thương vụ ICO và mô hình stablecoin, NFT như TerraUSD đã sụp đổ sau khi nhà đầu tư ồ ạt ôm tiền tháo chạy. Kể từ đầu năm nay, Bloomberg Galaxy Crypto Index – theo dõi các đồng tiền số lớn, đã giảm 48%.

Sự thoái trào của các Big Tech: Kiếm chác quá nhiều trong thời kỳ tiền rẻ và rơi xuống mặt đất là điều lẽ ra nên xảy ra từ lâu - Ảnh 5.

Dù có những điểm tương đồng với những đợt suy thoái trước đây, nhưng "Cú nổ của năm 2022" lại mang đến cảm giác lạ lẫm chưa từng thấy. Sự khác biệt là những chu kỳ bùng nổ trong quá khứ kéo dài khoảng 8 năm. Như ngọn núi lửa không hoạt động trong 1 thời gian dài, áp lực đã dồn nén nên ngọn núi hiện tại trong suốt hơn 1 thập kỷ.

Năm 2021, các startup của Mỹ huy động được gấp 3 số tiền tương tự vào năm 2000. Trong khi đó, "cú nổ" ở lần này lại mang quy mô toàn cầu, khác với những đợt suy thoái trước đây. Giá cổ phiếu và định giá doanh nghiệp đã sụt giảm từ Anh cho đến Trung Quốc.

Giới công nghệ ngày nay cũng bị chia rẽ và bị ảnh hưởng bởi chính trị nhiều hơn so với thời kỳ suy thoái trước đây. Ví dụ điển hình nhất là thương vụ thâu tóm Twitter của Elon Musk. Tháng vừa qua, Musk đã công khai ủng hộ đảng Cộng hòa. Đây là một yếu tố khá mới, khi Steve Jobs và Bill Gates bị một loạt chính trị gia chỉ trích nhưng họ vẫn giữ quan điểm trung lập vì họ cần cả khách hàng và tránh những rắc rối về chính trị.

Một điểm chung ở đợt suy thoái này với trước đây là những người chịu thiệt nhiều nhất, đó là các nhà đầu tư trung thành và nhân viên bình thường của các công ty công nghệ. Cũng như những nhà sáng lập và nhà đầu tư tổ chức nhanh chóng bán cổ phiếu trong thời kỳ hoàng kim, các VC kiếm được số tiền không hề nhỏ từ chi phí quản lý. Những nhà đầu tư này vẫn nắm giữ số vốn kỷ lục là 300 tỷ USD chưa đầu tư và tiếp tục nhận được phí quản lý dù thành tích có ra sao.

Sự thoái trào của các Big Tech: Kiếm chác quá nhiều trong thời kỳ tiền rẻ và rơi xuống mặt đất là điều lẽ ra nên xảy ra từ lâu - Ảnh 6.

Trong khi đó, hơn 13.000 nhân sự ngành công nghệ trên khắp thế giới đã bị sa thải kể từ đầu tháng 3, theo trang web Layoffs.fyi. Có lẽ, những điều tồi tệ hơn nữa vẫn xảy ra, đặc biệt là nếu cuộc suy thoái của lĩnh vực công nghệ kéo dài đến năm 2023.

Elad Gil – nhà đầu tư mạo hiểm, cho biết: "Chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì thực sự kinh khủng, đó là những thứ sẽ xảy ra khi dòng vốn cạn kiệt. Tôi nghĩ nhiều doanh nghiệp đang ở trạng thái bất ổn hoặc phủ nhận về tình cảnh tồi tệ."

Đương nhiên, hành động phủ nhận đó chính là "tấm vé" dẫn đến sự thoái trào. Trường hợp điển hình nhất đó là việc Facebook không thể cạnh tranh với TikTok trong ngay cả lĩnh vực từng là thế mạnh của mình và cái giá phải trả của việc Google thống trị lĩnh vực trình duyệt web.

Hiện tại, cư dân mạng đang thảo luận về một công nghệ gây tranh cãi là polygenic risk scoring (tạm dịch: loại bỏ rủi ro đa gen) – nhằm giúp loại bỏ khả năng ung thư và các loại bệnh khác trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Những công nghệ này và công nghệ khác như AR đang khiến nhiều nhà đầu tư kỳ cựu trong ngành lạc quan hơn ngay cả khi chứng kiến cuộc suy thoái mới.

Michael Moritz – chủ tịch Sequoia Capital, cho hay: "Thật kỳ lạ là tôi khá lạc quan. Cú sốc này sẽ mang lại lợi thế cho nhiều công ty khác. Một số có thể trải qua còn một số thì không." 

Tham khảo Bloomberg 

https://cafef.vn/su-thoai-trao-cua-cac-big-tech-kiem-chac-qua-nhieu-trong-thoi-ky-tien-re-va-roi-xuong-mat-dat-la-dieu-le-ra-nen-xay-ra-tu-lau-20220527162952217.chn

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
10 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.