Sự trỗi dậy của các nước đang phát triển khiến bức tranh thương mại toàn cầu đảo lộn như thế nào?

09/05/2019 16:36
Dòng chảy thương mại quốc tế trong những năm gần đây cho thấy những nỗ lực "bẻ lái" của ông Trump chắc chắn sẽ không ngăn cản nổi xu hướng hoạt động thương mại toàn cầu nghiêng về các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc.

Kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Donald Trump đã phát động một cuộc chiến toàn cầu nhằm mục đích tái cân bằng lại bức tranh thương mại quốc tế theo hướng có lợi cho Mỹ. Điển hình nhất là những xung đột với Trung Quốc, dẫn đến thuế quan đánh vào số hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD và nhiều tháng đàm phán căng thẳng. Tuy nhiên, dòng chảy thương mại quốc tế trong những năm gần đây cho thấy những nỗ lực của ông Trump chắc chắn sẽ không ngăn cản nổi xu hướng hoạt động thương mại toàn cầu nghiêng về các nước đang phát triển, và đáng buồn cho Tổng thống Mỹ là Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đang khiến cho bức tranh thay đổi hoàn toàn.

Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, nếu như 20 năm trước 62% kim ngạch thương mại song phương của thế giới chỉ diễn ra giữa các nước phát triển (là Mỹ, Canada và châu Âu) thì hiện nay con số đã giảm xuống chỉ còn 47% do sự trỗi dậy của các quốc gia đang phát triển. Trong cùng kỳ kim ngạch thương mại song phương giữa các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng 10 lần.

Trong khi hoạt động thương mại giữa châu Mỹ Latinh và châu Phi đã tăng trưởng nhanh chóng, các quốc gia phương Đông gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á thực sự có sức nặng. Báo cáo năm 2012 của McKinsey cũng cho thấy trọng tâm của kinh tế thế giới đã dịch chuyển từ Bắc Ấn cách đây 1.000 năm sang khu vực Bắc Đại Tây Dương trong những năm 1900, sau đó sang nước Nga và ở thời điểm hiện tại đang quay về Trung Quốc.

Hiện tại, 53% hoạt động thương mại song phương có sự tham gia của ít nhất 1 thị trường mới nổi. Năm 1997 con số là 38%. Mặc dù thương mại giữa hai quốc gia đang phát triển vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn (14% năm 2017), đến cuối thế kỷ này các quốc gia đang phát triển được dự báo sẽ là nhóm đóng góp nhiều nhất.

Số lượng các nước có phần lớn hoạt động thương mại là với các thị trường mới nổi cũng tăng lên nhanh chóng, từ mức 19 nước cách đây 2 thập kỷ lên 64 nước ở thời điểm hiện tại.

Sự trỗi dậy của các nước đang phát triển khiến bức tranh thương mại toàn cầu đảo lộn như thế nào? - Ảnh 1.

Sự dịch chuyển này giúp các vùng sản xuất chính của các nước đang phát triển giảm dần sự phụ thuộc vào nhu cầu từ các nước giàu. Điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều thực phẩm, năng lượng, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng được tiêu thụ ở những vùng nghèo nhất của thế giới.

Dưới đây là một số ví dụ minh họa rõ nét nhất sự đảo lộn trong trật tự thương mại toàn cầu. Gần như trong mọi ví dụ ta đều thấy Mỹ và Nhật Bản chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường mới nổi.

Châu Á "thèm khát" cà phê và thịt bò của Mỹ Latinh

78% nông sản xuất khẩu của Argentina và Brazil đi đến các thị trường mới nổi, tăng mạnh so với mức 50% của năm 1997.

Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ là những thị trường tăng mạnh nhất. 29% nông sản Trung Quốc nhập khẩu là từ Mỹ Latinh, tăng từ mức 6%.

Nam Phi xuất khẩu khoáng sản sang phía Đông

Hơn 55% kim loại và đá quý xuất khẩu của Nam Phi được tiêu thụ ở các thị trường mới nổi. Năm 2007 con số là 22%.

Lượng nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh nhất, theo sau là những người hàng xóm Botswana và Mozambique. Tổng cộng 4 nước này chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu khoáng sản của Nam Phi. Cách đây 10 năm Nhật Bản và Mỹ là những người mua lớn nhất. Tỷ trọng của Anh và Đức cũng giảm xuống còn lượt 5% và 4%.

Ấn Độ "khát" dầu mỏ của OPEC

Hơn 45% dầu thô được các nước OPEC xuất khẩu đi hiện có đích đến là các thị trường mới nổi, tăng mạnh so với mức 11% của năm 1997.

Đà tăng trưởng vượt trội của kinh tế Ấn Độ khiến nước này cần đến rất nhiều năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ. 20 năm qua, tỷ trọng của Ấn Độ trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô của OPEC đã tăng hơn 15 lần. Giờ đây Ấn Độ đã trở thành khách hàng lớn thứ hai của OPEC, chỉ đứng sau Mỹ. Và điều này cũng sẽ sớm thay đổi: dầu đá phiến bùng nổ khiến tỷ trọng của Mỹ sụt mạnh từ mức 46% năm 1997 xuống chỉ còn 15% ở thời điểm hiện tại.

Những người hàng xóm của Trung Quốc không tiếc chi tiền cho các thiết bị điện tử

Hiện nay 28% hàng điện tử xuất khẩu của Trung Quốc có đích đến là các thị trường mới nổi. Cách đây 20 năm, Ấn Độ và Việt Nam mỗi nước nhập khẩu chưa đến 100 triệu USD hàng điện tử Trung Quốc. Năm 2017 con số lên tới 20 tỷ USD. Hàn Quốc cũng vượt qua Nhật Bản để trở thành nước nhập khẩu nhiều thứ hai.

Tin mới

Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
6 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.
12 năm chỉ dùng Android, tôi tò mò dùng thử iPhone xem thế nào để rồi nhận ra Android vẫn là "đỉnh nhất"
5 giờ trước
iPhone là thiết bị thú vị nhưng sử dụng điện thoại Android vẫn thoải mái nhất.
Suzuki XL7 Hybrid: Sở hữu xe gia đình chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ
4 giờ trước
Suzuki XL7 Hybrid vừa ra mắt đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong phân khúc xe hybrid tại Việt Nam, đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ mới và hiệu suất hoạt động. Mẫu xe này liên tục nằm trong nhóm đầu doanh số xe hybrid, cho thấy mức độ phù hợp với số đông người tiêu dùng.
Vợ Shark Thái: Rất nhiều người bán kem trộn trên TikTok trộn tất cả sản phẩm với nhau không theo một công thức nào cả
4 giờ trước
"Mỹ phẩm nào chả là kem trộn. Câu này đúng nhưng các bạn đừng để bị đánh tráo khái niệm. Một sản phẩm tốt được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố", vợ Shark Thái cho biết.
Nhiều chuyến bay dịp Tết đã gần lấp đầy
4 giờ trước
Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách sớm đặt vé bay để có các mức giá ưu đãi.

Tin cùng chuyên mục

Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
52 phút trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
3 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.