Trong một hình ảnh nổi bật của nhiếp ảnh gia Hàn Quốc Nina Ahn, một cô gái đứng cô độc bên cửa sổ, đèn đường nhấp nháy bao bọc xung quanh. Ở một khuôn hình khác, cô gái độ tuổi 20 đang ngồi một mình trên lan can bên cạnh đường cao tốc trống trải ở Seoul.
Một văn hóa cô độc "honjok"
Các bức ảnh đã ghi lại sự cô đơn của tuổi trẻ Hàn Quốc - cụ thể là một văn hóa được gọi là "honjok", một chủ nghĩa cô độc kết hợp các từ "hon" (một mình) và "jok" (bộ lạc).
Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một thế hệ bị bao trùm bởi cô độc và sống độc lập. Điều này được phản ánh thông qua số lượng hộ gia đình độc thân ngày càng tăng của đất nước và thay đổi thái độ đối với sự lãng mạn, hôn nhân và gia đình.
"Đó là một cảm giác muốn từ bỏ", Ahn nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Seoul. "Chúng ta sống trong một thế hệ chỉ đơn giản là làm việc chăm chỉ vì một tương lai tươi sáng nhưng không đảm bảo hạnh phúc. Vậy tại sao bạn không đầu tư vào thời gian của "bản thân"?
"Việc những bức ảnh của tôi mang một cảm giác buồn tẻ, là khuôn mặt của thế hệ hiện tại."
Nhiếp ảnh gia Hasisi Park cũng thể hiện sự cô đơn của những người trẻ Hàn Quốc trong các tác phẩm của mình. Trong đó, những nhân vật chính đều mang biểu cảm bất lực giữa không gian rộng lớn hay xã hội rộng lớn.
Park sống ở Seoul, cho rằng, lý do của sự phát triển "honjok" chính là áp lực của xã hội hiện đại, cụ thể là cơ hội hạn chế để tương tác với người khác và thiếu thời gian để dành cho chính mình.
"Xã hội chúng ta đang sống có thể rất bất ổn và tôi nghĩ rằng những người trẻ tuổi không muốn bị xâm phạm nữa", cô nói trong một cuộc phỏng vấn qua email.
Theo Dịch vụ Thông tin Thống kê Hàn Quốc, tính đến năm 2016, có hơn 5 triệu người sống trong hộ gia đình độc thân (chỉ có một người) ở Hàn Quốc, chiếm gần 28% tổng số hộ gia đình. Đối với Michael Breen, tác giả của cuốn sách "Người Hàn Quốc mới: Câu chuyện của một quốc gia", sự phát triển này là mâu thuẫn với truyền thống lịch sử của xã hội Hàn Quốc.
"Tôi nghĩ đó là kết quả tự nhiên của dân chủ và phát triển kinh tế", ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Trong rất nhiều xã hội châu Á, lợi ích và quyền lợi cá nhân đã phụ thuộc vào các tổ chức gia đình hoặc nhóm. Nhưng càng sống lâu trong môi trường dân chủ, giá trị của họ sẽ trở thành cá nhân hơn tập thể."
28% dân số sống trong một hộ gia đình độc thân
Đó là con số biểu thị cho một quốc gia có cuộc sống đơn độc.
"Khi lần đầu tiên tôi đến Hàn Quốc vào những năm 70, mỗi người Hàn Quốc tôi biết đều có năm hoặc sáu anh chị em và tất cả họ đều xuất thân từ những gia đình lớn", Breen nói. "Bạn thường sẽ thấy rất nhiều người thân sống cùng làng."
Nhưng một tầng lớp trung lưu đang phát triển, cùng với những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình, đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh của đất nước này. Theo dữ liệu của World Bank, từ 6,1 ca sinh trên mỗi phụ nữ năm 1960 xuống chỉ còn 1,2 vào năm 2015. Phụ nữ, đặc biệt, đang rời xa các quan niệm truyền thống về gia đình và gánh nặng nhận thức về việc nuôi dạy con cái, Breen nói.
"Với thêm áp lực từ luật pháp, rất nhiều phụ nữ từ chối ý tưởng kết hôn", ông nói.
Sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân có thể là một nguồn thỏa mãn, theo ông Jang Jae Young, quản lý của một trang web dành riêng cho lối sống độc thân, honjok.me .
"Thế hệ của cha mẹ chúng tôi quá bận rộn để có thể đặt được bánh mì lên bàn," anh nói trong một cuộc phỏng vấn qua email. "Họ đã phải hy sinh bản thân để nuôi sống gia đình và đóng góp cho nền kinh tế.
"Nhưng bây giờ có một mong muốn mạnh mẽ hơn để tự thực hiện và hạnh phúc, ngay cả khi điều đó có nghĩa là một mình."
Thay đổi ưu tiên
Mặc dù những bức ảnh của Ahn miêu tả sự cô đơn có thể sờ thấy, cô tin rằng những người đương thời của cô sẵn sàng làm phong phú cuộc sống bằng nhiều trải nghiệm khác nhau như du lịch.
"Trong thế hệ của cha mẹ chúng tôi, mọi người biết rằng sau khi làm việc chăm chỉ và tiết kiệm trong một số năm nhất định, họ sẽ có thể mua một ngôi nhà cho gia đình của họ", cô nói.
"Nhưng chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi sẽ không bao giờ có thể sở hữu bất cứ thứ gì như vậy, ngay cả khi chúng tôi làm việc cả đời."
"Họ (đồng nghiệp của tôi) biết không có hạnh phúc mãi mãi, và họ đang phản ứng với cuộc sống theo cách khôn ngoan hơn. Những ưu tiên của chúng ta trong cuộc sống đã thay đổi."
Theo Park, người cũng tạo ra những bức chân dung thân mật về cuộc sống gia đình, thế hệ "honjok" giờ đây là một lực lượng kinh tế theo đúng nghĩa của nó. Từ căn hộ một người đến nhà hàng phục vụ cho đến những thực khách không có người thân, xã hội Hàn Quốc ngày càng hướng đến những người độc thân trẻ tuổi.
"(Nó) đã đủ lớn để hình thành một nền văn hóa tạo nên sức mạnh của người tiêu dùng," cô nói.
Công ty nội thất Hàn Quốc Hansem hiện bán một chiếc bàn có thể gập lại làm đôi bàn ăn và ngăn kéo cho hộ gia đình độc thân. Trong khi đó, trang web "honjok" của Jang, bán một chân máy mini cho điện thoại thông minh với mô tả: "hoàn hảo cho khách du lịch một mình để chụp ảnh tự sướng."
Tuy nhiên, Jang, người đã tạo ra trang web này, sau khi sống một mình ở Seoul trong hơn 10 năm, coi chủ nghĩa cá nhân đang phát triển như một con dao hai lưỡi.
"Tôi hy vọng nó phát triển thành một nền văn hóa hạnh phúc tự hỗ trợ, nhưng Hàn Quốc đang ở tỷ lệ sinh thấp, trở thành một xã hội quá tuổi", anh nói. "Tôi sẽ không nói đó là một hiện tượng tích cực."