Mô hình của Barclays phân chia các nhà đầu tư ra thành 3 nhóm: dễ bị lây nhiễm, bị nhiễm bệnh và miễn nhiễm. Mô hình giả định rằng khi giá cả tăng lên "Nhóm bị nhiễm bệnh" sẽ loan tin rất nhanh (Không ai muốn bị bỏ lại khi bỗng nhiên bạn bè mình trở nên giàu có). Các nhà phân tích của Barclays, dẫn đầu bởi Joseph Abate, giải thích:
"Khi càng nhiều người nắm giữ một tài sản nào đó, thì số lượng người sẵn sàng để trở thành người mua mới (còn gọi là lượng cầu tiềm năng) càng thấp và lượng người sẵn sàng bán luôn nhiều. Lẽ dĩ nhiên, khi giá càng lên cao thì tỉ lệ người sẵn sàng bán - sẵn sàng mua càng chênh lệch, giá sẽ bắt đầu sụt giảm. Điều đó sẽ tạo ra lực bán đầu cơ khi việc giảm giá đi đúng hướng với những dự đoán trước đó", Abate nói
Một hiện tượng tương tự cũng xảy ra đối với bệnh truyền nhiễm khi đạt tới một ngưỡng gọi là ngưỡng miễn dịch "thời điểm mà một phần đủ lớn dân số trở nên miễn dịch và sẽ không còn hiện tượng truyền nhiễm thứ cấp".
Bitcoin đạt đỉnh ở giá 20.000 USD/ BTC tháng 12 năm ngoái
Theo các chuyên gia Barclays, các biến số chính xác định được khi nào giá Bitcoin sụt giảm bao gồm: Số lượng người biết đến tiền mã hóa và số lượng người sẵn sàng đầu tư (người dễ bị lây nhiễm). Các cuộc khảo sát tại những quốc gia phát triển cho thấy lượng người nhận biết về tiền mã hóa tương đối lớn nhưng lượng "dễ bị truyền nhiễm" lại tương đối nhỏ.
Mặc dù tiền mã hóa đã trở lại sau giảm giá vào năm 2011 và 2013, phần lớn những người có nhận biết về tiền mã hóa đều cho rằng Bitcoin không thể nào quay lại mốc đỉnh 20.000 USD/BTC như hồi tháng 12 năm ngoái. Hiện tại đồng tiền nay đang giao dịch ở quanh mốc 6.700 USD/ BTC
Nhóm phân tích Barclay nhận định rằng "Giai đoạn đầu cơ - và mức đỉnh của tiền mã hóa đã trôi qua".