Tắc nghẽn ở cảng Los Angeles và Long Beach, 1/3 hàng hóa nhập khẩu của Mỹ đang chờ đợi trong vô vọng

02/04/2021 10:54
Hàng chục nghìn container chứa số lượng hàng hóa có giá trị lên tới hàng triệu USD đang bị mắc kẹt ngoài khơi. Tình trạng tắc nghẽn được dự báo sẽ chưa thể sớm cải thiện.

Đầu tuần này, con tàu siêu trường siêu trọng Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez đã được giải cứu sau 6 ngày, giúp tuyến đường biển quan trọng bậc nhất thế giới thông suốt trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn 1 "nút thắt cổ chai" chưa được giải quyết trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Nút thắt này nằm ở phía Nam bang California, Mỹ.

Sáng 29/3, 24 tàu container – với tổng công suất chuyên chở lớn gấp gần 10 lần tàu Ever Given – đang phải thả neo ở ngoài khơi để chờ đợi 1 chỗ đỗ tại 2 cảng Los Angeles và Long Beach. Trên các con tàu là hàng chục nghìn thùng hàng có giá trị lên tới hàng triệu USD. Máy giặt, thiết bị y tế, hàng điện tử gia dụng và nhiều loại hàng hóa khác đều đang bị mắc kẹt.

Có những tàu đã bước sang ngày chờ đợi thứ 12. Và vì những con tàu vẫn tiếp tục đi vào đây, việc xếp hàng dường như kéo dài vô tận.

Tình trạng ùn ứ đã bắt đầu xuất hiện từ cuối năm ngoái, khi các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất cố gắng tích lũy hàng tồn kho sau khi cạn kiệt hàng hóa trong những tháng đầu đại dịch. Dữ liệu thống kê của Marine Traffic cho thấy sự khác biệt rất lớn tại các cảng trong tháng 2/2021 so với thời điểm tháng 2/2020.

Tháng 2/2020, tàu thuyền hiếm khi phải thả neo ở ngoài khơi.

Tắc nghẽn ở cảng Los Angeles và Long Beach, 1/3 hàng hóa nhập khẩu của Mỹ đang chờ đợi trong vô vọng - Ảnh 1.

Nhưng đến tháng 2/2021, vùng biển này ngày càng nhộn nhịp và rất nhiều tàu phải chờ đợi. Buổi chiều ngày 1/2, có khoảng 40 tàu phải thả neo ngoài khơi.

Tắc nghẽn ở cảng Los Angeles và Long Beach, 1/3 hàng hóa nhập khẩu của Mỹ đang chờ đợi trong vô vọng - Ảnh 2.

2 cảng này xử lý hơn 1/3 lượng container mà Mỹ nhập khẩu. Hồi tháng 1, hơn 25% hàng hóa nhập khẩu qua 2 cảng phải chờ đợi hơn 5 ngày sau khi cập bến thì mới được tháo dỡ. Tháng 6 năm ngoái, trước khi tình trạng tắc nghẽn xảy ra, tỷ lệ chỉ là 2%.

Từ mùa hè năm 2020, vì các lệnh phong tỏa được nới lỏng và lực cầu trong nước hồi phục, Mỹ bắt đầu tăng nhập khẩu. Tháng 1 năm nay, kim ngạch nhập khẩu đạt mức kỷ lục 219,86 tỷ USD, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Kip Louttit, giám đốc điều hành Marine Exchange of Southern California, khi khối lượng hàng cần vận chuyển đột ngột tăng trong năm ngoái sau thời kỳ xuân hè ảm đạm, hệ thống đã bị sốc và nhanh chóng rơi vào tình trạng tắc nghẽn. Lượng tàu tăng vọt trong khi hệ thống đang cắt giảm công suất vì Covid-19.

Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Tháng 2/2020, 177 tàu container đang chở hơn 800.000 container đã cập cảng – tức số lượng tàu tăng 31% và số lượng container tăng 49% so với tháng 2 năm ngoái.

Tắc nghẽn ở cảng Los Angeles và Long Beach, 1/3 hàng hóa nhập khẩu của Mỹ đang chờ đợi trong vô vọng - Ảnh 3.

Số lượng container mà Mỹ nhập khẩu trong tháng 2 chia theo các mặt hàng

Theo Chris Rogers, chuyên gia phân tích chuỗi cung ứng tại S&P Global Market Intelligence Panjiva, những mặt hàng tăng trưởng nhiều nhất lại là loại chiếm quá nhiều chỗ trên các tàu container so với giá trị của chúng. Điều này dẫn đến khối lượng hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu.

Không chỉ thể hiện chuỗi cung ứng toàn cầu mong manh như thế nào, tình trạng tắc nghẽn ở các cảng cũng là lời giải thích tại sao mặc dù nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục sau 1 năm đại dịch tàn phá, rất nhiều doanh nghiệp Mỹ vẫn còn đang loay hoay chưa biết hồi phục từ đâu.

Tham khảo Wall Street Journal

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
53 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
18 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
10 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.