Tắc trên biên giới dồn về trong nước: Đón năm mới bằng 'giải cứu'

Các “đại gia” trong ngành chế biến hứa sẽ thu mua các loại trái cây tươi khi xe container trên cửa khẩu quay đầu về, còn hệ thống siêu thị sẵn sàng thu mua giúp bà con nông dân để đưa nông sản vào siêu thị bán không lợi nhuận.

Các “đại gia” trong ngành chế biến hứa sẽ thu mua các loại trái cây tươi khi xe container trên cửa khẩu quay đầu về, còn hệ thống siêu thị sẵn sàng thu mua giúp bà con nông dân để đưa nông sản vào siêu thị bán không lợi nhuận.

 

Đang ở thời điểm nước sôi lửa bỏng

“Tình hình hiện tại đối với sản phẩm thanh long của Long An đang là thời điểm nước sôi lửa bỏng”. Đó là chia sẻ của bà Đinh Thị Phương Khanh - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, tại diễn đàn "Kết nối sản xuất, chế biến và thúc đẩy thị trường nội địa", ngày 31/12.

Theo bà Khánh, người trồng thanh long trông mong nhất vào vụ Tết này. Bởi đây là thanh long trái vụ, giá sẽ cao. Các thương lái cam kết thu mua với giá 22.000 đồng/kg. Song, khi có thông tin Trung Quốc dừng nhập khẩu, quả này rớt giá. Hiện giá bán đang thấp hơn giá thành.

Tại Long An có khoảng 10.000 ha diện tích trồng thanh long với sản lượng khoảng 20.000 tấn. Bà cho biết, đây là áp lực rất lớn đối với tỉnh vì qua rà soát, sức chứa của các kho bảo quản chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với sản lượng thanh long cần thu hoạch.

Trước mắt, bà Khanh đề nghị Chính phủ và các bộ ban ngành tiếp tục đàm phán với bên Trung Quốc để nối lại giao thương, thông quan. Còn với lượng 200 xe thanh long của tỉnh này trên cửa khẩu phía Bắc. Bà mong các địa phương tạo điều kiện để các xe quay đầu có thể bán xả hàng giảm lỗ xuống mức thấp nhất.

Tắc trên biên giới dồn về trong nước: Đón năm mới bằng 'giải cứu'
Không chỉ thanh long mà dưa hấu, bưởi, xoài cũng đang vào vụ thu hoạch rộ nhưng không thể xuất khẩu sang Trung Quốc (ảnh: BH)

Chính phủ có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo quản lạnh và hỗ trợ cho người dân. Cần có sự kết nối với những tỉnh để hỗ trợ tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa, bà Khanh đề xuất thêm.

Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận Phan Văn Tấn cũng cho biết, sản lượng thanh long của tỉnh đến đến tháng 2/2022 là 120.000 tấn, thu hoạch làm 3 đợt. Song, tỉnh này chỉ có 111 cơ sở thu mua, trữ lượng tổng kho lạnh là 16.000 tấn. Trong đó có 13 cơ sở chế biến, quy mô nhỏ và vừa, còn đơn giản.

Con số này so với tổng sản lượng của tỉnh theo ông Tấn là không đáng bao nhiêu. Ông cho rằng, nếu đưa thanh long vào chế biến thì hiện tại các doanh nghiệp không làm được, trong khi trữ lượng kho lạnh chưa bằng số lẻ của sản lượng.

“Giá hiện tại chỉ 7.000-8.000đ/kg với thanh long loại 1. Hàng loại 2, loại 3 không có ai mua”, ông nói. Đồng thời cho biết, tỉnh còn tồn 400-500 xe thanh long trên các cửa khẩu. Thế nên, Sở đang khuyến khích tiêu thụ nội địa, rà soát kho lạnh để đưa vào bảo quản bớt.

“Tình hình là khá cấp bách bởi nông dân cần tiền sắm Tết”. Do đó, ông kêu gọi doanh nghiệp trong nước hỗ trợ tỉnh này và các tỉnh bạn, các cơ quan liên quan của tỉnh sẽ hỗ trợ ngược lại doanh nghiệp về cung cấp thông tin, tạo điều kiện hạ tầng... để tiêu thụ thanh long giúp bà con nông dân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cũng thông tin, nhiều loại nông sản vào vụ thu hoạch với sản lượng lớn, đặc biệt là các loại trái cây. Ví như, thanh long 300.000 tấn, xoài 200.000 tấn, bưởi 150.000 tán, dưa hấu sản lượng cũng rất lớn. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc lại đang ách tắc.

Doanh nghiệp chế biến, siêu thị vào cuộc giải cứu

Trước tình thế cấp bách trên, Giám đốc kế hoạch chuỗi cung ứng Nafoods Group Nguyễn Phương Hồng, khẳng định, doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho chanh leo và thanh long. Với các sản phẩm tại cửa khẩu phía Bắc sẽ chuyển về Nghệ An, còn phía Nam sẽ đưa về Long An. Sản lượng khoảng 1.000 tấn.

Thời gian tới, bà đề xuất có chính sách hỗ trợ làm sạch tồn dư thuốc bảo vệt thực vật trên nông sản; Xây dựng hệ thống kho bảo quản sau thu hoạch; Xây dựng cơ chế hỗ trợ về nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Tắc trên biên giới dồn về trong nước: Đón năm mới bằng 'giải cứu'
Các đại gia bán lẻ, các doanh nghiệp chế biến hứa sẽ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân với số lượng nhiều nhất có thể (ảnh: P.Thanh)

Chủ tịch HĐQT Doveco Đinh Cao Khuê cũng cho biết, doanh nghiệp đang tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm nông sản bị ách tắc tại biên giới. Cụ thể, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 100-150 tấn sản phẩm nông sản các loại, đặc biệt là sản phẩm xoài.

“Hiện chúng tôi vẫn chế biến xoài với số lượng lớn. Các đơn vị có sản phẩm xoài, dứa, chanh leo hay chuối gặp khó khăn trên cửa khẩu, Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ”, ông Khuê khẳng định.

Về phía doanh nghiệp bán lẻ, ông Nguyễn Thái Dũng - Tổng giám đốc BRG Retail cho biết, đơn vị sẽ triển khai bán hàng không lợi nhuận cho nông sản Việt Nam gặp khó trong xuất khẩu như trái cây, hải sản trên hệ thống siêu thị BRG Mart. Ngoài ra, BRG Retail sẽ chuẩn bị hệ thống kho lạnh để tích trữ hải sản, trái cây để bán hàng từ nay đến cuối năm.

“Thị trường nội địa đang vào giai đoạn tiêu thụ cuối năm, nhu cầu cũng tăng nên chúng tôi muốn hợp tác với bà con nông dân và doanh nghiệp để tiêu thụ”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Paul Lê- đại diện Central Retail cho rằng, trước tiên cần phân loại các sản phẩm đang bị ùn tắc tại cửa khẩu cũng như nhà vườn. Ông khẳng định, hệ thống siêu thị bán lẻ Central Retail sẽ hỗ trợ tiêu thụ các nông sản đạt chuẩn, trong đó tập trung vào thanh long, dưa hấu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng mùa Tết.

“Chúng tôi còn có thể hỗ trợ các nông sản đạt chuẩn của Việt Nam đến với hệ thống bán lẻ nước ngoài, không chỉ dừng lại ở Thái Lan mà còn ở thị trường phương Tây như Pháp, Đức, Mỹ…”, ông nói. Song ông cũng lưu ý, trước hết nông sản Việt phải đặt chuẩn, người nông dân phải làm ra những mặt hàng ngon phục vụ cho người tiêu dùng tại thị trường nội địa.

Từ các ý kiến tại diễn đàn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, cần nhìn nhận rõ vấn đề là tiềm năng của thị trường nội địa rất lớn. Chúng ta cần tích cực thay đổi tư duy, Chính phủ cũng đã có chủ trương đa thị trường, đa lợi ích.

Theo ông, hàng trăm nghìn tấn thanh long, mít, xoài, bưởi, dưa hấu đã đến vụ thu hoạch, trong khi các cửa khẩu Trung Quốc gần như đóng cửa. Do vậy, các hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương cần tăng cường kết nối để tiêu thụ. Đây là trách nhiệm chung của chúng ta. Bộ NN-PTNT sẽ làm hết mình với vai trò kết nối.

Tâm An

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
8 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
7 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
7 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.128.193 VNĐ / tấn

21.64 UScents / lb

2.32 %

+ 0.49

Cacao

COCOA

228.935.119 VNĐ / tấn

9,005.50 USD / mt

0.37 %

+ 33.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

173.628.200 VNĐ / tấn

309.80 UScents / lb

1.09 %

+ 3.33

Gạo

RICE

17.282 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

0.04 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.221.777 VNĐ / tấn

987.25 UScents / bu

0.15 %

+ 1.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.240.054 VNĐ / tấn

294.05 USD / ust

0.63 %

- 1.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
4 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
3 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
13 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
15 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.