Tái chế lá chuối khô, lá bàng và vỏ hộp sữa thành bát đĩa…icon

Từ tái sử dụng vỏ hộp sữa kết hợp với lá bàng ép, nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra nhiều loại chén đĩa đẹp mắt, thân thiện.

Từ tái sử dụng vỏ hộp sữa kết hợp với lá bàng ép, nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra nhiều loại chén đĩa đẹp mắt, thân thiện.

 

Tận dụng phế thải làm đồ gia dụng

Tại Việt Nam, cây bàng rất dễ trồng, phát triển tốt và có mặt ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Người dân từ xưa đã dùng lá bàng để chữa cảm sốt, tê thấp và lỵ, xử lý kim loại nặng trong nước, ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn, các loại nấm trên cá.

Mặc dù, lá bàng có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu liên quan được ứng dụng rộng rãi. Một loại rác thải có số lượng rất lớn là vỏ hộp sữa, hiện chưa có công nghệ tái sử dụng, rất lãng phí.

Tái chế lá chuối khô, lá bàng và vỏ hộp sữa thành bát đĩa…
Chén đĩa đẹp mắt, thân thiện dùng 1 lần làm từ vỏ chuối, lá chuối và vỏ hộp sữa kết hợp với lá bàng ép.

Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu trẻ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường thuộc Trường Đại học Công nghiệp TPHCM đã nghiên cứu việc tái sử dụng vỏ hộp sữa kết hợp lá cây bàng, nhằm tạo ra sản phẩm đĩa, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Quy trình làm ra sản phẩm khá đơn giản. Lá bàng và vỏ hộp sữa được thu thập rồi đem rửa bằng nước sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Sau đó, hai nguyên liệu tiếp tục được ngâm vào dung dịch Hydrogen peroxid (H2O2) 3% để khử trùng, rửa lại một lần nữa với nước sạch và sấy khô.

Lá bàng được xếp phủ ngoài hộp sữa và sử dụng máy ép gia nhiệt ở các mức nhiệt độ và thời gian khác nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sau quá trình tiến hành thí nghiệm, nhóm đã tìm ra được nhiệt độ tối ưu sản xuất đĩa ở 140ºC, trong thời gian 3 phút và không sử dụng keo cho quá trình ép gia nhiệt.

Sản phẩm đĩa lá được nhóm kiểm định các chỉ tiêu về vi sinh và kim loại nặng tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM. Kết quả cho thấy, không phát hiện vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa như Coliform,

Escherichia coli, Salmonella và các kim loại nặng như Antimony (Sb), Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb). Sản phẩm định hình tốt cùng khả năng giữ màu, chịu mốc, sau thời gian bảo quản hơn một tháng.

Kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm cho thấy, đĩa lá bàng an toàn và phù hợp để sử dụng trong đời sống, công nghiệp thực phẩm có thể thay thế cho đĩa nhựa dùng một lần.

Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho các nghiên cứu khác, liên quan đến việc tái sử dụng hộp sữa kết hợp với các loại lá cây khác. Nhóm tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá thời gian bảo quản của sản phẩm.


Những chiếc đĩa làm từ vỏ chuối, lá chuối và vỏ hộp sữa kết hợp với lá bàng ép.

Lá chuối khô làm chén đĩa

Chỉ từ vỏ chuối, lá chuối, một nhóm bạn trẻ đến từ TP Hồ Chí Minh đã ép khô, tạo thành các loại hộp, chén, đĩa dùng một lần thay thế cho hộp nhựa. Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và phân hủy sinh học sau 45 ngày. Vượt qua 7 dự án khác tại vòng chung kết Cuộc thi “Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020”, dự án “VIBALE – nâng cao giá trị cây chuối (phụ phẩm nông nghiệp) sau thu hoạch” đã xuất sắc giành giải Nhất.

Được biết, dự án được triển khai từ năm 2019 với mục tiêu sử dụng lá chuối làm khay, hộp, đĩa thay thế sản phẩm hộp xốp đựng thức ăn đang rất phổ biến nhưng lại là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm môi trường.

Chia sẻ về ý tưởng làm hộp, khay, đĩa từ lá chuối, Nguyễn Diệu Linh, thành viên của nhóm VIBALE, chia sẻ: “Khi đi ngang qua các bãi rác, em nhận thấy số lượng túi nilon, hộp xốp mọi người thải ra rất nhiều. Trong khi những rác thải này mất đến hàng trăm, hàng nghìn năm để phân hủy. Đó là chưa kể đến nguy cơ gây bệnh tật như ung thư.

Do đó, nhóm em nghĩ đến việc tìm ra vật liệu thay thế để bảo vệ môi trường”.Trong khi đó, cây chuối, lá chuối lại là những thứ rất dễ kiếm, là phụ phẩm nông nghiệp sau khi đã thu hoạch, chính vì vậy, nhóm đã quyết tâm nghiên cứu.

Theo Diệu Linh, nhóm chọn lá chuối vì chúng có bản to, đủ đáp ứng được kích thước sản phẩm; lành tính với sức khỏe người tiêu dùng. Việt Nam có nhiều vùng trồng chuối, bà con nông dân sau khi thu hoạch quả có thể bán lá, tăng sinh kế.

Nói thì dễ, nhưng phải mất hơn 1 năm, nhóm của Diệu Linh mới hoàn thiện sản phẩm như mong muốn. Sản phẩm khay, hộp, đĩa làm từ lá chuối có ưu điểm dễ dàng phân hủy, giảm thải rác thải ra môi trường. Sản phẩm phân hủy sinh học sau 45 ngày từ nguyên liệu lá cây.

Với dây chuyền công nghệ hiện đại được chuyển giao, sản phẩm khi được ép khô vẫn giữ nguyên màu sắc của lá chuối, có thể bảo quản trong 12 tháng.

Diệu Linh cho biết, hiện các sản phẩm của dự án VIBALE đã được cung cấp trong một số nhà hàng phía Nam và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Sắp tới, dự án sẽ nghiên cứu và thử nghiệm thêm các sản phẩm thân thiện với môi trường từ lá sen, mo cau.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các hộ gia đình trên phạm vi cả nước, thải ra khoảng 25 triệu túi/ngày, con số này không ngừng tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư phát sinh chất thải nhựa sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines ở châu Á. Vì thế, việc sử dụng lá cây tự nhiên để bọc thực phẩm là một biện pháp thực tế cần được phát huy lâu dài để bảo vệ môi trường.

Nếu một túi nilon phải mất từ 10 đến 20 năm, thậm chí có thể lên đến hàng trăm năm để phân hủy trong môi trường tự nhiên, gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề. Thì lá cây chỉ mất từ 4 tuần đến 2 tháng để tự phân hủy và biến thành chất hữu cơ có ích cho cây trồng. Do đó, những ý tưởng thiết thực nêu trên cần được khuyến khích nhân rộng, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe.

(Theo Giáo Dục và Thời Đại)

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
48 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
8 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
27 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
15 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.435.840.266 VNĐ / tấn

347.55 BRL / kg

0.14 %

+ 0.50

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

4.575.339 VNĐ / tấn

81.65 USD / lbs

1.05 %

+ 0.85

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Quang Linh Vlogs xin lỗi vì livestream bán phải hàng kém chất lượng
3 giờ trước
Sau khi bị tố bán hàng kém chất lượng, Quang Linh Vlogs đã lên tiếng phản hồi trên trang cá nhân của mình
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
1 ngày trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
1 ngày trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.