VNPT sẽ IPO và bán 35% cổ phần vào cuối năm 2019

25/01/2018 17:31
VNPT đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ số đứng số 1 Việt Nam và trung tâm dịch vụ số của khu vực. "Từ bài học của các nước, bài học của các nhà khai thác cũng như xu hướng của thế giới thì VNPT đưa ra định hướng của Tập đoàn", ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2129/QĐ-TTg về việc phê duyệt Phương án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn 2018-2020. Tập đoàn này đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ số đứng số 1 Việt Nam và trung tâm dịch vụ số của khu vực.

Cuối năm 2019, VNPT sẽ tiến hành IPO. Khi đó, Nhà nước tiếp tục nắm giữ 65% vốn chủ sở hữu. 35% còn lại sẽ được chào bán cho nhà đầu tư. Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT, đánh giá đây "một bước đi thận trọng" do đặc thù của Tập đoàn.

VNPT đã từng không thoái vốn theo kế hoạch trong quá khứ. Hiện tại Tập đoàn có nhiều doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, việc này có thể gây khó khăn cho quá trình thoái vốn. Tuy nhiên, theo ông Liêm, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ông cho rằng việc xác định giá trị tài sản mới là khó khăn chính.

Cuối năm 2016, VNPT bắt đầu thuê tư vấn để xây dựng chiến lược. Đến đầu 2017, Delloite được lựa chọn trở thành tư vấn của Tập đoàn. Theo đó, Delloite sẽ tư vấn chiến lược cho VNPT đến năm 2030. Cùng thời gian đó, vào tháng 07/2017, Thủ tướng yêu cầu VNPT trình phương án tái cơ cấu. Theo ông Liêm, chiến lược mà VNPT xây dựng phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu của Chính phủ.

VNPT đặt ra mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ số số 1 Việt Nam vào năm 2025 và trung tâm dịch vụ số của khu vực vào năm 2030. Ông Liêm cho biết trong bối cảnh dịch vụ viễn thông truyền thống được dự báo không tăng trưởng mạnh trong những năm tới, các công ty viễn thông trên thế giới đều phải tìm hướng đi mới. "Từ bài học của các nước, bài học của các nhà khai thác cũng như xu hướng của thế giới thì VNPT đưa ra định hướng của Tập đoàn", ông nói thêm.

Để đạt được mục tiêu đó, VNPT cần phải đảm bảo doanh thu hằng năm tăng trưởng 8 – 12%. Doanh thu dịch vụ số, dịch vụ công nghệ thông tin sẽ chiếm tỷ trọng từ 25% trở lên trong tổng doanh thu. Đồng thời, VNPT đề nghị thành lập công ty công nghệ thông tin VNPT-IT trực thuộc VNPT để tập trung phát triển dịch vụ số.

Ông Liêm cho biết có hai kịch bản cho tăng trưởng. Nếu dịch vụ số tăng trưởng 41% và chiếm 23% tổng doanh thu vì mức tăng trưởng của Tập đoàn đạt 8,3%. Ở kịch bản thứ hai, VNPT sẽ tăng trưởng 12,3% khi mảng dịch vụ số chiếm 33% tổng doanh thu.

Về chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, VNPT phấn đấu đến năm 2022 chỉ số này tương đương với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Lý giải về tỷ suất lợi nhuận thấp trong các năm trước, ông Liêm cho biết: "Bao nhiêu năm hệ thống, con người của VinaPhone, tài sản của Tập đoàn cũng để tập trung phát triển MobiFone". Do đó, khi MobiFone tách ra vào năm 2014 thì kết quả kinh doanh của VNPT bị ảnh hưởng. Ông Liêm cho biết thêm mục tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu được tính toán dựa trên chỉ tiêu của các doanh nghiệp trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam

Bên cạnh đó, VNPT thực hiện cơ cấu lại các mảng kinh doanh quốc tế và kỹ thuật quốc tế hiện đang chồng chéo trong chuỗi giá trị. Theo đó, mảng kỹ thuật sẽ chuyển về Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT – Net), còn mảng kinh doanh chuyển về VinaPhone.

Đặc biệt, VNPT Global sẽ được thành lập sau khi cổ phần hóa để quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. VNPT Global giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình mở rộng thị trường, bao gồm cả việc mua bán và sáp nhập ở nước ngoài.

Theo ông Liêm, VNPT sẽ tập trung phát triển 3 trụ cột. Thứ nhất là phát triển công nghiệp liên quan đến các thiết bị đầu cuối do VNPT Technology thực hiện. Thứ hai, các công ty sản xuất thiết bị vật tư, sản xuất công nghiệp sẽ được nhóm lại. Trụ cột cuối cùng là mảng dịch vụ tích hợp viễn thông, công nghệ thông tin.

Ngoài ra, về hệ thống sự nghiệp, VNPT sẽ sáp nhập Bệnh viện phục hồi chức năng Bưu Điện (tại thành phố Hải Phòng) vào Bệnh viện Bưu điện (tại thành phố Hà Nội). Các doanh nghiệp mà VNPT góp vốn cũng được cơ cấu lại theo hướng trở thành các doanh nghiệp phụ trợ cho Tập đoàn. Với các đơn vị nhỏ thì VNPT đang tập trung thoái vốn.

Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết tình hình thoái vốn của VNPT có một số vướng mắc. VNPT hy vọng việc thoái vốn ở một loạt doanh nghiệp thuận lợi hơn khi Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp được sửa đổi trong thời gian tới. Đối với các công ty mà VNPT khó có thể thoái vốn thì sẽ được chuyển sang cho Ủy ban quan rlys vốn Nhà nước (SCIC) quản lý.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
6 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
4 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
3 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Ông nông dân thu lãi 1 tỷ đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "vừa ngon vừa đẹp"
13 giờ trước
Nuôi loài vật thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh, nông dân Đỗ Văn Được (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
13 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Tin buồn dành cho người dùng iPhone, iPad cũ
13 giờ trước
Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud cho các thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
18 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.