Tái đàn lợn có kiểm soát, đừng để sau lại “ngã ngửa” vì giá lợn

06/05/2020 12:58
(Dân Việt) Phát biểu kết luận Hội nghị Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra tại Hà Nội sáng nay (6/5), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý 7 giải pháp trọng tâm, trong đó khẳng định các địa phương nắm quyền quyết định trong thúc đẩy tái đàn, tăng đàn lợn, kiểm soát dịch bệnh và quy mô tăng đàn, tránh để cuối cùng lại “ngã ngửa” phải đi giải cứu thịt lợn.

tai dan lon co kiem soat, dung de sau lai “nga ngua” vi gia lon hinh anh 1

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội nghị Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, trong ngành chăn nuôi lợn hiện nay, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa, các HTX chính là 2 khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm tới 66 – 67%% tổng đàn lợn. Trong khi đó, tốc độ tăng đàn, tái đàn ở các doanh nghiệp (DN) lớn cũng đang tăng rất nhanh, trước đây thị phần chỉ chiếm khoảng 15-20% thì nay đã tăng lên 35%.

Cái cần ưu tiên hiện nay, chính là đối tượng chăn nuôi nông hộ quy mô tập trung, trang trại, HTX. Muốn vậy phải hoàn thiện nhóm chính sách nhà nước với tổng thể nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ từ con giống, đất đai đến lãi suất vay vốn…

Thứ 2, ngành nông nghiệp phải ưu tiên tập trung chỉ đạo sâu sát hơn nữa để đảm bảo tái đàn an toàn, hiệu quả, không tái dịch. Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) quay trở lại vẫn còn rất hiện hữu, cho nên công tác phòng chống dịch phải có sự cố gắng rất lớn từ chủ trương, chính sách, chỉ đạo cho tới sự hưởng ứng của người dân. Thời gian qua, nhờ có sự đồng bộ, đồng lòng quyết liệu đó nên đã hạn chế được thấp nhất tỉ lệ thiệt hại do DTLCP.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng phải thừa nhận dịch bệnh này gây ra thời gian qua rất khủng khiếp, lên tới gần 20% tổng đàn. Chưa có dịch bệnh nào trong lịch sử từng gây thiệt hại lớn như thế, làm mất cân đối cung cầu về thực phẩm, khiến giá lợn hơi tăng cao suốt từ Tết Nguyên đán đến giờ và có thể còn kéo dài.

Dịch bệnh còn làm ảnh hưởng tới sinh kế một bộ phận lớn bà con nông dân, DN, HTX… Nhất là nông dân, nhiều người mất cả cơ nghiệp do quy mô chăn nuôi nhỏ, vốn ít.

Điều đáng mừng là đến nay, sau khi DTLCP được khống chế cơ bản thì nhiều địa phương có sáng kiến rất hay trong việc tiếp tục tăng cường phòng chống dịch, tái đàn, tăng đàn. Các HTX, DN, người dân cũng có nhiều sáng tạo, như ở Hưng Yên có chủ trang trại khử trùng cả tiền, hay đun sôi nước mới cho lợn ăn uống. Đặc biệt 15 DN lớn đã cơ bản giữ được đàn lợn nái, cụ kị ông bà, nhờ đó tốc độ tái đàn, tăng đàn ở bộ phận này khá nhanh, góp phần tăng tổng đàn lên khoảng 81% so với trước khi có DTLCP.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhìn nhận còn những vấn đề lớn bất hợp lí, cần giải quyết: "Hiện nay sản lượng thịt lợn vẫn còn thiếu hụt khoảng hơn 20% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi. Nếu trong quý 3 chúng ta không cố gắng, quyết tâm đồng bộ thì nguồn cung thịt lợn chưa thể trở lại trạng thái cân bằng. Do đó, điều thứ 3 cần lưu ý, chính là các tỉnh, thành phố cần hoàn thiện chính sách, vào cuộc đồng bộ, tích cực giúp người dân tái đàn thuận lợi, hiệu quả".

tai dan lon co kiem soat, dung de sau lai “nga ngua” vi gia lon hinh anh 2

Bộ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương rà soát quy hoạch, tạo điều kiện về đất đai để các trang trại, HTX mở rộng quy mô chăn nuôi. Ảnh: Minh Huệ

Bộ trưởng khẳng định địa phương mới là nơi nắm quyền quyết định tới hiệu quả tái đàn. Sau hội nghị này, đề nghị nơi nào chưa chi trả hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi thì phải rà soát lại. Người dân cần nhất sự công bằng, rõ ràng, sòng phẳng, đã hỗ trợ phải đến nơi đến chốn, công khai minh bạch, tránh thủ tục rườm rà, kí hàng mấy chục loại giấy tờ để nhận mấy đồng hỗ trợ thì ai cũng nản. 

"Những địa phương nào đã qua 30 ngày không còn DTLCP phải công bố hết dịch để người dân sản xuất, buôn bán thịt lợn thuận lợi. Báo cáo của các tỉnh tổng hợp lên thì thấy 99,9% số xã hết DTLCP, nhưng tại sao trong hội nghị hôm nay, mới có 45 tỉnh đã công bố hết dịch? Cái này đề nghị kiểm tra lại", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu câu hỏi. 

Tiếp đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương chỉ đạo DN tham gia cung ứng sản phẩm cho hệ sinh thái ngành thịt lợn. Sau hội nghị, đề nghị các DN thuộc địa bàn tỉnh nào thì mời đến làm việc cùng chủ trang trại, HTX, nông dân để bàn bạc, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng trong cung ứng đầu vào - đầu ra; cử đội ngũ kĩ thuật chăm lo trang trại vệ tinh, hỗ trợ nông dân – chính là chăm lo thị trường, khách hàng của mình.

Các địa phương cũng cần đặc biệt quan tâm 2 nhóm vấn đề lớn: Quy hoạch, tạo điều kiện về đất đai để các trang trại, HTX mở rộng quy mô chăn nuôi, liên kết với nhau để có những trang trại, HTX lớn mạnh; cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà. 

Cuối cùng, tư lệnh ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương rà soát quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó khẳng định tái cơ cấu ngành thịt lợn theo hướng bền vững, theo chuỗi. Đừng để tái đàn mất kiểm soát mà sau này lại "ngã ngửa" vì khủng hoảng thừa, phải đi giải cứu thịt lợn. 

"Nơi nào cần bao nhiêu trang trại, bao nhiêu chuỗi phải xác định rõ, không sản xuất đứt quãng. Khu vực nào có thế mạnh thì tạo điều kiện đầu tư phát triển, còn chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh thì dứt quát không tái đàn. Riêng đối với DN, đề nghị coi việc tái đàn của mình và của nông hộ, HTX là quan trọng như nhau. DN chính là đầu tàu trong việc dẫn dắt giá thịt lợn, giá cám, thuốc thú y… Bảo bán giá lợn hơi 70.000 đồng/kg nhưng lại tuồn ra cho trang trại vệ tinh đẩy giá lên thì là chưa thực sự gương mẫu", Bộ trưởng Cường nói rõ.

Còn với người dân, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng "bão" DTLCP là bài học thấm thía đối với ngành chăn nuôi.

"Bây giờ đã qua thời chăn nuôi vài mét vuông rồi, đã đến thời liên két, ứng dụng khoa học công nghệ, bởi không có DTLCP thì cũng có dịch bệnh khác khiến chăn nuôi nhỏ lẻ chịu nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy mô hình HTX rất phù hợp với xã hội Việt Nam. Không thể ở đâu cũng có đại điền mênh mông, do đó người nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ cần vào HTX, tổ hợp tác để tạo sức mạnh, các bên cùng có lợi", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
6 giờ trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
7 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
7 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
7 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.982.068 VNĐ / tấn

182.70 JPY / kg

1.51 %

- 2.80

Đường

SUGAR

10.685.247 VNĐ / tấn

18.91 UScents / lb

0.73 %

- 0.14

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.880.876 VNĐ / tấn

387.36 UScents / lb

0.27 %

+ 1.03

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.483.554 VNĐ / tấn

1,007.00 UScents / bu

0.44 %

- 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.174.977 VNĐ / tấn

289.35 USD / ust

0.47 %

+ 1.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
9 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
12 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
13 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
1 ngày trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.