Những tỷ phú mất nhiều tiền nhất như Gennady Timchenko, Alexey Mordashov, Leonid Mikhelson...
Tài sản của các tỷ phú dựa trên xếp hạng Bloomberg Billionaires Index.
Tài sản: 29,4 tỷ USD
Tăng/giảm: -1,47 tỷ USD
Vladimir Potanin là tỷ phú giàu nhất nước Nga hiện nay. Ông sở hữu 36% cổ phần của MMC Norilsk Nickel PJSC - công ty chiếm khoảng 10% niken tinh chế và 40% sản lượng palladium toàn cầu. Potanin cũng là người đồng sáng lập Onexim Bank - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất tại Nga. Tỷ phú này còn có cổ phần trong công ty dược phẩm Petrovax Pharm và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Rosa Khutor, gần Sochi. (Ảnh: Bloomberg)
Tài sản: 27,5 tỷ USD
Tăng/giảm: -4,9 tỷ USD
Leonid Mikhelson là người sáng lập và Chủ tịch của nhà sản xuất khí đốt tự nhiên Novatek. Năm 2017, ông mua 17% cổ phần của công ty hóa dầu Sibur, nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên 48%. Đối tác thân thiết của Mikhelson ở cả Novatek và Sibur là Gennady Timchenko - một tỷ phú thân cận với Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh: Getty Images).
Tài sản: 23,1 tỷ USD
Tăng/giảm: -5,7 tỷ USD
Alexey Mordashov, cổ đông lớn của công ty thép Severstal, đã từ chức CEO vào năm 2015 sau 19 năm đảm nhiệm vai trò này. Một năm trước đó, ông đã bán toàn bộ các đơn vị Bắc Mỹ của Severstal để tập trung vào công việc kinh doanh tại Nga. Mordashov cũng sở hữu khoảng 30% cổ phần của TUI Group, một trong những công ty du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới. Ông là một trong những nhà tài phiệt Nga bị Anh và EU đưa vào danh sách trừng phạt vì cuộc chiến Nga – Ukraine. (Ảnh: Getty Images)
Tài sản: 23 tỷ USD
Tăng/giảm: -4,97 tỷ USD
Vladimir Lisin là Chủ tịch của hãng thép NLMK Group (Novolipetsk Steel). Lisin tốt nghiệp Học viện Luyện kim Siberian năm 1979, sau đó làm nhiều công việc trong các nhà máy sắt thép. Sau khi Liên Xô tan rã, ông chuyển đến Moskva năm 1992 và bắt đầu xuất khẩu kim loại. Chỉ trong 5 năm, ông đã dùng lợi nhuận thu được mua cổ phần kiểm soát trong Novolipetsk Steel và trở thành chủ tịch hãng này. (Ảnh: Getty Images)
Tài sản: 19,8 tỷ USD
Tăng/giảm: -1,5 tỷ USD
Alisher Usmanov – ông trùm kim loại và là một trong những nhà đầu tư ban đầu của Facebook – đang chịu ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ, Anh và EU sau khi Nga đưa quân vào Ukraine. Ông sở hữu cổ phần của tập đoàn quặng sắt và thép Metalloinvest; công ty điện tử tiêu dùng Xiaomi, cũng như các cổ phần nhỏ hơn trong lĩnh vực viễn thông, khai thác và truyền thông. Usmanov đã bán 30% cổ phần của mình trong câu lạc bộ bóng đá Arsenal với giá gần 700 triệu USD vào năm 2018. (Ảnh: Getty Images)
Tài sản: 17,6 tỷ USD
Tăng/giảm: +152 triệu USD
Andrey Melnichenko sở hữu phần lớn cổ phần trong nhà sản xuất phân bón Eurochem và công ty năng lượng than SUEK. Dù nằm trong danh sách bị trừng phạt bởi Anh và EU, Melnichenko là tỷ phú Nga hiếm hoi trong Top 10 có tài sản tăng sau 3 tháng đầu năm. (Ảnh: Getty Images).
Tài sản: 17,1 tỷ USD
Tăng/giảm: -1,42 tỷ USD
Vekselberg là Chủ tịch của Renova, tập đoàn đầu tư có cổ phần của United Co. Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Nga. Ông cũng sở hữu một số sân bay tại Nga và đã bán 12,5% cổ phần của một liên doanh dầu mỏ Nga với giá 7 tỷ USD vào năm 2013. (Ảnh: Getty Images).
Tài sản: 16,4 tỷ USD
Tăng/giảm: -6,03 tỷ USD
Gennady Timchenko có cổ phần trong nhiều doanh nghiệp khác nhau của Nga, bao gồm công ty khí đốt Novatek và nhà sản xuất hóa dầu Sibur Holding. Timchenko là một trong những tỷ phú có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông đã phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ vào năm 2014. (Ảnh: Bloomberg)
Tài sản: 14,4 tỷ USD
Tăng/giảm: -3,6 tỷ USD
Roman Abramovich là một trong những tỷ phú Nga được nhắc tên nhiều nhất trong thời gian qua. Abramovich đang rao bán câu lạc bộ bóng đá Chelsea trong bối cảnh bị Anh và EU đưa vào danh sách trừng phạt. Ông sở hữu cổ phần tại tập đoàn thép Evraz và tập đoàn khai thác, luyện kim Nornickel. (Ảnh: Getty Images).
Tài sản: 14,3 tỷ USD
Tăng/giảm: -884 triệu USD
Gia đình Kerimov nắm cổ phần đa số tại Polyus, công ty khai thác vàng lớn nhất của Nga. Kerimov cũng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Moscow. Trước khi đặt cược vào Polyus, Kerimov từng thua lỗ khi đầu tư vào các ngân hàng như Morgan Stanley và Goldman Sachs trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. (Ảnh: Bloomberg)