Tài sản thanh lý hàng nghìn tỷ đồng 'ế ẩm' dù ngân hàng liên tục hạ giá

06/06/2022 09:33
Hàng loạt bất động sản, nhà xưởng, máy móc, xe cộ... là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ không còn khả năng chi trả đã liên tục được các ngân hàng rao bán thanh lý thời gian qua.

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội (BIDV Nam Hà Nội) thông báo bán đấu giá lần thứ 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với giá khởi điểm hơn 1.154 tỷ đồng. So với mức giá chào bán lần đầu hồi cuối năm 2020, giá khởi điểm của khoản nợ này đã giảm hơn 1.000 tỷ đồng sau 11 lần chào bán.

Trong khi đó, theo thông báo của BIDV, tính đến ngày 30/4/2022, tổng dư nợ của khoản nợ là gần 2.198,5 tỷ đồng và hơn 20 triệu USD (tương đương với khoảng 463 tỷ đồng). Trong đó, dư nợ gốc là 1.110 tỷ đồng và 11,8 triệu USD; dư nợ lãi, phí phạt là hơn 1.088 tỷ đồng và 8,1 triệu USD.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh là hơn 64 ha Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn tại thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, bao gồm: các công trình dự án, tòa nhà, công trình xây dựng, các bất động sản khác gắn liền với đất, các phương tiện, máy móc, thiết bị...; các mỏ nguyên liệu, quyền sử dụng và khai thác tài nguyên các mỏ nguyên liệu, nhà máy tuyển quặng, toàn bộ các máy móc thiết bị phục vụ cho việc vận hành nhà máy...

Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn có 2 bất động sản khác là quyền sử dụng 14.500 m2 đất nông nghiệp tại xã Lạc Hồng, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên hiện chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông Vũ Đức Tuấn và bà Trần Thị Vui tại địa chỉ 381 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Tài sản cũng bao gồm xe ô tô Lexus LS460 màu đen, năm sản xuất 2007 và quyền khai thác mỏ chì kẽm Bó Liều tại xã Đồng Lạc và xã Nam Cường huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Còn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) mới đây thông báo lựa chọn đơn vị để định giá tài sản đảm bảo cho khoản nợ 1.364 tỷ đồng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Võ Thị Thu Hà cũng được đăng trên website chính thức của ngân hàng. Khoản nợ được đảm bảo bằng loạt bất động sản gồm 4 lô đất tại xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; 5 lô đất tại thị xã Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và nhiều lô đất khác, nhà máy, kho gạo thuộc sở hữu của Công ty Võ Thị Thu Hà tại tỉnh Đồng Tháp.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nhiều lần rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam. Giá khởi điểm rao bán trong lần gần nhất vào cuối tháng 3/2022 còn 988,9 tỷ đồng, giảm hơn 110 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng đó.

Tài sản đấu giá bao gồm các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và nhà xưởng của Công ty TNHH Kỹ nghệ Evergreen Việt Nam; hệ thống thiết bị máy móc sản xuất sợi tại Nhà máy 1 và Nhà máy 2 của công ty nằm tại số 01 VSIP II, đường số 7, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và số 18, đường số 32, Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore IIA, thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Hay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn, tài sản thế chấp để thanh toán khoản nợ của Công ty TNHH Phát triển địa ốc Sài Gòn Mới cũng được rao bán hồi đầu năm. Tài sản bao gồm 6 quyền sử dụng đất và công trình nhà cửa gắn liền trên hơn 1.900 m2 đất tại địa chỉ 20 Trần Cao Vân (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) có giá khởi điểm gần 430 tỷ đồng.

Tính riêng từ đầu tháng 5/2022 đến nay, BIDV đã đăng 47 thông báo bán nợ, phát mại tài sản, VietinBank cũng có số thông báo tương tự, Vietcombank đăng 15 thông báo, còn tại Agribank, số thông báo cho hoạt động trên lên tới 88.

Có thể thấy, các ngân hàng thời gian qua đã rất rốt ráo xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu được dự báo có nguy cơ tăng cao khi nhiều chính sách điều tiết sắp hết hiệu lực. Tuy nhiên, thế khó của ngân hàng là dù rao bán nhiều lần, thậm chí "đại hạ giá" tài sản nhưng vẫn chẳng tìm được người mua.

Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng trạng ế ẩm trên là do còn vướng nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến định giá tài sản, giải chấp khoản nợ. Nhiều tài sản bảo đảm liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức nên việc sang tên sở hữu khá phức tạp, tốn nhiều thời gian...

Mặt khác, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế, nhiều tài sản bảo đảm khi phát mại được định giá theo giá trị chưa sát với giá thị trường nên dù "đại hạ giá" vẫn khó bán. Chưa kể, giá khởi điểm phải được đồng ý của cả ngân hàng lẫn khách hàng nên mất nhiều thời gian cho thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm.

Ông Hiếu đề xuất để đẩy nhanh quá trình phát mại tài sản, giá khởi điểm có thể được xác định bằng chính giá trị khoản nợ ngân hàng và cộng thêm một khoản tiền. Trong trường hợp đấu giá thành công, thì tài sản thuộc về người thắng đấu giá và khoản tiền dư ra so với giá khởi điểm của ngân hàng có thể thanh toán chi phí đấu giá. Còn nếu không có ai đấu giá cao hơn mức giá khởi điểm thì ngân hàng là người nhận tài sản đảm bảo và được xử lý tài sản đó.

Trong khi nợ xấu cũ chưa xử lý hết, nợ xấu mới lại có nguy cơ tăng mạnh khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ hết hạn sau ngày 30/6 tới đây; đồng thời, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 này.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV, tiến độ cũng như hiệu quả xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu Thông tư 14 và Nghị quyết 42 không được tiếp tục gia hạn.

"Trong trường hợp đó, nợ xấu nội bảng năm 2022 được dự báo có thể lên mức 2,3-2,5% và nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% trong năm 2022, thậm chí có thể còn ở mức cao hơn từ năm 2024", ông Lực nhận định.

Việc kéo dài Nghị quyết số 42/2017/QH14 đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và nhận được nhiều ý kiến thống nhất cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023.

Việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả các chính sách hiện hành, nâng hiệu quả xử lý nợ xấu; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, khuyến khích, huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
49 phút trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
9 phút trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
19 phút trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
2 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
21 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
23 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.