Tại sao "danh sách đen" trở thành vũ khí mạnh tương đương thuế quan và được Mỹ, Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều?

16/10/2019 09:16
Danh sách đen là một phần mà những gì phe diều hâu ở cả 2 chính phủ coi là một cuộc chiến mang tính thế hệ để giành lấy uy quyền về kinh tế và công nghệ trong thế kỷ 21.

Thuế quan không phải vũ khí duy nhất trong chiến tranh thương mại. Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc đang chuyển sang sử dụng "danh sách đen" để hạn chế các hoạt động kinh tế của một số công ty nước ngoài. Dù những động thái như vậy thường được hai bên chính phủ nói rằng là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng ngày càng được triển khai như một công cụ chính sách để có được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán thương mại.

1. Điều này đã diễn ra ở đâu?

Tuần trước, tổng thống Donald Trump đã đưa hơn 10 công ty của Trung Quốc vào "danh sách thực thể" của Bộ Thương mại. Đây là một danh sách nhằm hạn chế việc mua phần mềm và linh kiện của Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cũng đang xem xét cách đáp trả với một danh sách đen của mình. Việc sử dụng những quy định hạn chế về thương mại để đáp trả nhau cũng được Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng. Hai quốc gia châu Á này đưa ra danh sách đen nhằm trả đũa cho những mâu thuẫn đã có từ khi Nhật Bản là thuộc địa của bán đảo Triều Tiên.

2. Những công ty nào nằm trong danh sách đen của Mỹ?

Công ty nổi tiếng nhất trong danh sách này là Huawei - công ty viễn thông lớn của Trung Quốc, dẫn đầu cả thế giới về công nghệ 5G. Gần đây, Mỹ cũng đưa thêm 28 công ty Trung Quốc - trong đó có 8 "gã khổng lồ" công nghệ, với cáo buộc vi phạm nhân quyền. Các công ty này gồm 2 nhà sản xuất camera giám sát lớn nhất thế giới, là Hikvision Digital Technology và Dahua Technology, cùng các công ty AI - SenseTime và Megvii Technology.

3. Bị đưa vào danh sách đen có nghĩa là gì?

Những công ty bị liệt vào danh sách này sẽ không được phép kinh doanh với các công ty Mỹ mà không có giấy phép của chính phủ Mỹ. Theo Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ, mục tiêu của danh sách này có thể là "các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính phủ và tư nhân, các cá nhân và những pháp nhân khác".

4. Mục đích của danh sách này là gì?

"Danh sách thực thể" được tạo ra vào năm 1997 nhằm xử phạt các công ty từng tham gia vào việc chế tạo vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Danh sách này đã được mở rộng để đưa thêm các hoạt động được coi là vi phạm an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.

5. Trung Quốc phản ứng như thế nào?

Nước này cũng lập một danh sách đen cho các công ty, tổ chức nước ngoài và những người họ gọi là "thực thể không đáng tin". Những yếu tố này được cho là "gây thiệt hại nghiêm trọng về quyền lợi hợp pháp" đối với các công ty Trung Quốc, vì không tuân thủ các quy tắc thị trường, vi phạm hợp đồng hoặc cắt nguồn cung với các lý do không liên quan đến thương mại. Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra đối với FedEx do công ty này vận chuyển một số bưu kiện của Huawei sai địa điểm và cam kết sẽ trả đũa chính quyền ông Trump vì các lệnh trừng phạt liên quan đến vấn đề nhân quyền.

6. Tại sao hai nước tăng cường sử dụng danh sách đen? 

Đây là một phần mà những gì phe diều hâu ở cả 2 chính phủ coi là một cuộc chiến mang tính thế hệ để giành lấy uy quyền về kinh tế và công nghệ trong thế kỷ 21. Chính phủ Trung Quốc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ trong nước để hỗ trợ các chính sách công nghiệp như "Made in China 2025" và một chiến lược phát triển năm 2017, với tham vọng đưa đất nước trở thành trung tâm của sự đổi mới về của thế giới vào năm 2030. Chính quyền Trump coi đây là mối đe doạ về an ninh và kinh tế quốc gia, do đó họ đã nỗ lực kiềm chế tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.