Tại sao doanh nghiệp có thể vỡ mộng điện mặt trời?

27/11/2019 15:57
Điện mặt trời sẽ là xu hướng của tương lai. Chính phủ cũng có nhiều cơ chế ưu đãi cho điện mặt trời. Bên cạnh đó, thời gian xây dựng và vận hành một dự án điện cũng rất nhanh chóng, chỉ từ 6 tháng đến 1 năm...dẫn đến các dự án thi nhau bùng nổ. Nhưng, mọi việc có tính hai mặt. Sau một thời gian, hàng loạt điểm nghẽn trong triển khai quy hoạch dự án này đã hiện hữu rõ rệt.

Sáng 27/11, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Trung tâm tin tức VTV24 đã phối hợp cùng các cơ quan quản lý Bộ Công thương, Bộ KHĐT, lãnh đạo các tỉnh tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề: Năng lượng tái tạo tại Việt Nam – Từ chính sách tới thực tiễn.

Trong phiên thảo luận đầu tiên, các diễn giả, là doanh nghiệp, lãnh đạo địa phương, Bộ ngành... đã chỉ rõ những điểm nghẽn đang tồn đọng trong quy hoạch sau một quá trình điện mặt trời phát triển nóng.

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết cho biết khó khăn lớn nhất của các địa phương có dự án điện mặt trời là quy hoạch về đất.

"Vì không có định hướng phát triển, khung pháp lý cụ thể nên địa phương nào cũng vướng. Ninh Thuận dù có sự chủ động nhưng vì tổng thể phát triển không có nên không định hình được", ông nói.

Tại sao doanh nghiệp có thể vỡ mộng điện mặt trời? - Ảnh 1.

Theo ông, tỉnh đã được Thủ tướng đồng ý cho bổ sung thêm 30 dự án điện mặt trời với tổng công suất hơn 1.900 MW, và có thể phát triển đến 2.000 MW nhằm bù đắp cho việc dừng dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trong quy hoạch đất, các dự án điện còn phải đối diện với việc hệ thống truyền tải điện đang không đáp ứng được lượng điện sản xuất ra.

"Số lượng các dự án giảm phát là trên 50%, hiện là 10 dự án", ông Hậu nói. Báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận hồi tháng 10 cho biết 10 dự án này đã giảm phát khoảng 23,2 triệu kWh (tính đến 30/6/2019), gây thiệt hại cho chủ đầu tư khoảng 49,5 tỷ đồng. Nếu tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2019, lượng điện giảm phát sẽ khoảng 224 triệu kWh, thiệt hại hơn 479,4 tỷ đồng.

Ông Hậu nhấn mạnh địa phương đang tìm cách tháo gỡ vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty Sơn Vũ cho biết các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời băn khoăn việc trong hợp đồng mua bán điện với EVN có điều khoản cam kết giảm công suất phát điện nếu lưới điện quá tải.

Theo ông, thời gian phát điện mặt trời rất ngắn, khoảng 2.000h/năm, nếu công suất giảm thì có đơn vị sẽ giảm từ 30 – 40%, gây khó khăn trong kinh doanh. Khó khăn ở đây cụ thể là việc vay vốn ngân hàng.

Với vấn đề quá tải lưới điện, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam thì cho biết một phần nguyên nhân là do trước nay chưa làm quy hoạch điện mặt trời, dẫn đến khi dự án "nở rộ" thì bị nghẽn truyền tải.

Để giải quyết tình thế, ông cho rằng EVN cần xem xét các đường dây truyền tải ở trạm biến áp, chỗ nào nâng được công suất thì tăng. Bên cạnh đó, cần lắp đặt thêm một số trạm biến áp và các đường dây khác ở những khu mới. Tuy nhiên, về tổng thể, Việt Nam cần phải có một cơ sở tính toán cụ thể cho quy hoạch điện.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng (Bộ Công thương) thừa nhận tốc độ phát triển điện mặt trời đang rất nhanh so với tốc độ xây dựng lưới điện truyền tải dẫn đến các dự án không thể phát được hết công suất trong giờ cao điểm.

"Bộ nắm được những thách thức. Chúng ta cần phát triển điện mặt trời để đáp ứng được nhu cầu phụ tải, mặt khác xác định quy hoạch cũng như xây dựng phải đồng bộ với tiến độ triển khai của các dự án lưới điện", ông nói. Theo ông, Bộ Công thơng đang đôn đốc tiến độ các dự án để đẩy nhanh dự án lưới điện truyền tải, để nó đi vào vận hành, giải toả công suất.

Với các quan điểm chỉ rõ truyền tải đang là điểm nghẽn lớn nhất khiến các nhà máy điện mặt trời giảm phát, gây thiệt hại đến cho doanh nghiệp, ông Rahul Kitchlu, Giám đốc năng lượng World Bank đã chia sẻ một số bài học quốc tế.

Theo ông, để quản lý được năng lượng điện tái tạo, cần nâng cao được năng lực của Trung tâm truyền tải và Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia. Ông cũng cho biết có thể học tập kinh nghiệm của Úc khi nước này đã đưa các pin lithium vào lắp đặt nhằm tăng tính chống chịu của hệ thống khi công suất điện tăng đột biến.

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
5 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
5 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
6 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
6 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
6 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
1 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
1 ngày trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
1 ngày trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.