Tại sao doanh nghiệp tư nhân khó chen chân vào ngành điện, hàng không, đường sắt?

06/07/2018 14:16
Số lượng ngành, lĩnh vực độc quyền nhà nước đã giảm so với trước đây, nhưng để doanh nghiệp tư nhân có được cơ hội cùng tham gia, vẫn còn rất gian nan.

"Cải cách đặc quyền nhà nước trong ngành công nghiệp mạng lưới" là chủ đề hội thảo được Viện nghiên cứu Trung ương (CIEM) phối hợp với Aus4Refrom tổ chức sáng 6/7.

Công nghiệp mạng lưới là nhóm ngành chuyên chở, truyền tải hàng hoá, con người, thông tin từ địa điểm này đến địa điểm khác. Như vậy, công nghiệp này bao gồm mạng giao thông, mạng thông tin, mạng thiết yếu. TS. Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM) nói rõ rằng đối tượng được nhắc đến là ngành điện, đường sắt, hàng không và viễn thông.

Những ngành này đã luôn có sự hiện diện, can thiệp của Nhà nước, thể hiện ở việc duy trì sở hữu, quy định điều tiết và giám sát.

Theo bà Luyến, trong các ngành công nghiệp mạng, độc quyền nhà nước hoàn toàn và trao cho DNNN thực hiện tất cả các khâu, công đoạn với lý do cần thiết cho điều tiết nền kinh tế, lý do an ninh quốc gia và các nhiệm vụ công ích...

Tuy nhiên, bà Luyến nói rằng yêu cầu thay đổi, cải cách hiện trạng này là cấp thiết. Nguyên nhân hiệu quả hoạt động giảm sút, thiếu hụt nguồn vốn, chậm thay đổi về khoa học – công nghệ cũng như hạn chế sự cạnh tranh.

Thực tế, các cơ chế, chính sách về sau đã đi theo hướng hạn chế độc quyền kinh doanh, không để lợi dụng địa vị độc quyền để duy trì đặc quyền, đặc lợi, lũng đoạn thị trường. Hay trong văn kiện Trung ương 3, khoá IX chỉ rõ: Thực hiện độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực cần thiết nhưng không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp...

Đại diện CIEM nhấn mạnh nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý cho sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các khâu, công đoạn không có tính độc quyền tự nhiên.

Ví dụ, với ngành điện, Luật Điện lực (2004) và Luật Điện lực sửa đổi (2012) nêu rõ cần thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước chỉ độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh.

"Trước đây, độc quyền theo ngành dọc, độc quyền nhà nước hoàn toàn và trao cho DNNN thực hiện ở tất cả các khâu, công đoạn", bà Luyến nói và cho biết sau hiện độc quyền nhà nước đã được thu hẹp hơn.

Dù vậy, để khối tư nhân thực sự góp mặt kinh doanh, vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Chuyên gia Phạm Chi Lan nói rằng tương tự các nước, Việt Nam đã rất quyết tâm trong việc cải cách độc quyền nhà nước trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, bà cho biết do đặc thù bối cảnh nên quá trình này diễn ra tương đối khó khăn.

"Có những điều thuộc về thể chế chung của Việt Nam chứ không phải do từng lĩnh vực", bà Lan nói.

Cụ thể, dù Việt Nam đang khẳng định nền kinh tế đang chuyển đổi nhưng đến nay, kinh tế nhà nước mà DNNN là bộ phận vẫn được xem là đóng vai trò chủ đạo. Trên văn bản có thể thể hiện khác, nhưng thực tế vẫn đang thể hiện kinh tế nhà nước đóng vai chính, theo bà Lan.

Theo đó, DNNN nhận được rất nhiều ưu đãi, đặc quyền, đặc lợi. Nghĩa là luôn có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, việc cải cách liên quan đến độc quyền trở nên khó khăn hơn.

"Nhiều văn bản pháp quy dù đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy cạnh tranh nhưng đồng thời tồn tại hàng loạt điều trói buộc làm cho người khác muốn tham gia thị trường cũng không nổi", bà Lan nói thêm và cho biết với những điều kiện mang tính đánh đố, doanh nghiệp tư nhân không "có cửa" gia nhập, trừ một số ít doanh nghiệp có quan hệ đặc biệt với cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp sân sau.

"Cách loại trừ doanh nghiệp tư nhân vẫn lớn trong lĩnh vực độc quyền", bà Lan bình luận thêm.

Trong khi đó, hệ thống quản trị DNNN còn nhiều khiếm khuyết, kém minh bạch, chậm giải trình. Những DNNN trong lĩnh vực độc quyền càng khó phát hiện những sai phạm, thậm chí, bà Lan còn cho rằng khi khuyết điểm lộ ra thì Nhà nước bao che, bênh vực, bất chấp thua thiệt cho nền kinh tế. Bà để ngỏ với câu hỏi: "Bệnh khó phát hiện, phát hiện được lại không chịu chữa, sao lành?".

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
13 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
26 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
27 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
17 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.