Một mặt, mức giá này phần nào phản ánh triển vọng lạc quan khi các nước sản xuất dầu mỏ trở về từ hội nghị "các-ten" ở Vienna vào 30/11, họ sẽ mở rộng hiệp định với các nước sản xuất dầu mỏ không thuộc khối OPEC như Nga. Việc này nhằm giữ sản lượng đầu ra bị hạn chế cho đến hết năm sau.
Mặt khác, giá tăng cũng phần nào cho thấy nỗi sợ rằng tình trạng căng thẳng trong khu vực giữa Ả Rập Xê Út và hai thành viên khác của OPEC là Iran và Qatar có thể trở nên tồi tệ, đến mức phá vỡ nguồn cung từ vùng sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Đó là những căng thẳng trong nội bộ OPEC, theo Reuters, các nhân viên của công ty Gulf Oil ngừng sử dụng nhóm chat trên WhatsApp - công cụ hữu ích từng được dùng trong việc điều phối. Vì vậy, liệu có thể tưởng tượng được rằng những người không thể nói chuyện qua mạng xã hội vẫn đồng tình cắt giảm sản xuất - một yếu tố quan trọng giữ giá dầu ở mức cao?
Câu trả lời ngắn gọn là đúng vậy.
Xuyên suốt lịch sử của mình, OPEC luôn đoàn kết dù tranh cãi gay gắt trong nội bộ hay thậm chí khi xung đột xảy ra, như sự kiện Iraq xâm lược Kuwait năm 1990 (cả hai nước này đều thuộc khối OPEC). Lý do để tin vào việc mở rộng hiệp định (hết hạn vào tháng ba năm sau) là mức độ tuân thủ của các thành viên trong tháng trước lên đến 96%.
Điều này rất đáng chú ý khi căng thẳng tăng lên giữa dòng hồi giáo Sunni Saudis và kẻ thù của họ là dòng Shia. Ngay cả trong những thời kỳ thuận lợi nhất trong quá khứ, các nước thành viên thường xuyên gian lận khi giá dầu tăng.
Giá dầu đang ở mức cao nhất trong 2 năm qua.
Ngoài OPEC và địa chính trị, có một vài lý do khác khiến giá dầu gặp may. Sự tăng trưởng đồng bộ của nền kinh tế toàn cầu có nghĩa là nhu cầu dầu mỏ cũng tăng theo. Cơ quan năng lượng quốc tế, một cơ quan dự báo toàn cầu, gần đây đe dọa thị trường bằng tuyên bố giá dầu cao có vẻ sẽ làm giảm lượng tiêu thụ dầu thô năm tới.
Điều này hoàn toàn có thể, tuy nhiên, mức giá hiện nay vẫn thấp hơn một nửa so với mức giá đỉnh điểm năm 2008. Do đó, việc tiêu thụ của người dùng như các tài xế không có dấu hiệu hãm phanh. Nhu cầu toàn cầu tăng lên và nguồn cung từ OPEC giảm có thể buộc Mỹ phải khai thác đá phiến dầu nhiều hơn, đây là vấn đề đáng lo ngại của các nước đầu cơ tích trữ dầu mỏ.
Martijn Rats của Morgan Standley cho rằng để thị trường đạt cân bằng, các công ty sản xuất đá phiến dầu sẽ phải tăng sản lượng đầu ra từ 5,8 triệu thùng/ngày lên 6.8 triệu thùng/ngày trong 12 tháng tới, tức tăng 17%. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng bản phân tích từ dưới lên danh sách các nhà sản xuất đá phiến dầu cho thấy sản lượng chỉ tăng khoảng 5% một năm, sản lượng này không đủ để bù đắp thiếu hụt nguồn cung. Thay vì tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất có thể, giờ đây họ tập trung tăng trưởng sinh lời nhất có thể.
Tất cả các nước sản xuất dầu mỏ đều muốn duy trì giá dầu ở mức cao.
Giá dầu thô Brent trên 60 USD/thùng và giá dầu thô WTI cũng tiến gần đến mức giá đó khiến giá dầu tăng lên. Đầu tư vào hợp đồng tương lai dầu mỏ của quỹ đầu tư thanh khoản nhằm đầu cơ tích trữ gần chạm mức cao kỉ lục.
Nếu OPEC và các nước sản xuất dầu mỏ khác gây thất vọng ở Vienna trong tuần này thì giá dầu có nguy cơ giảm mạnh. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong vài năm trở lại đây mà mối quan tâm của các nhà sản xuất lớn đối với việc kiểm soát sản lượng có thể được dàn xếp.
Ả Rập Xê Út muốn giá cao để Aramco - công ty dầu mỏ quốc gia, tư nhân hóa một phần - được định giá cao. Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn các nhà sản xuất giữ cho nền kinh tế và chế độ của ông được ổn định. Các nhà sản xuất đất phiến dầu cũng muốn điều đó vì nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận cao thay vì sản lượng lớn. Không hề có nghịch lý nào ở đây.