Tại sao kế hoạch sáp nhập Instagram và Facebook của Mark Zuckerberg lại là một ý tưởng tồi tệ

09/08/2019 10:30
Facebook đã, đang và sẽ chẳng biết phải làm gì với Instagram cả.

Nói như vậy không có nghĩa là Facebook không biết điều hành Instagram như thế nào. Họ biết rất rõ là đằng khác, bởi từ khi Facebook mua lại nền tảng này với giá 1 tỷ USD vào năm 2012, nó đã phát triển mạnh mẽ, với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng. Nhưng lãnh đạo công ty dường như chẳng hiểu rằng rất nhiều người dùng Instagram không hề muốn nền tảng yêu thích của họ trở thành Facebook.

Rõ ràng Facebook muốn hợp nhất 3 nền tảng lớn mà hãng đang nắm trong tay - Instagram, WhatsApp, và bản thân Facebook - thành một. Chỉ mới tuần trước thôi, Facebook đã xác nhận sẽ đổi tên của Instagram và WhatsApp thành "Instagram by Facebook" và "WhatsApp by Facebook". Hôm thứ tư, Bloomberg đưa tin Facebook sẽ hợp nhất Facebook Messenger và Instagram Direct, và các kỹ sư của hãng hiện đã bắt tay vào việc tái xây dựng lại tính năng chat của Instagram dựa trên công nghệ của Messenger.

Xét về mặt kinh doanh, những điều Facebook đang dự tính nghe có vẻ hợp lý: tại sao lại phải có 2 ứng dụng nhắn tin khác nhau (sẽ là 3 nếu tính cả WhatsApp) khi bạn có thể nhập chúng thành 1? Ngoài ra nguyên nhân có lẽ còn xuất phát một phần từ cái tôi: CEO Facebook, Mark Zuckerberg, có vẻ tức tối khi Facebook chẳng nhận được lời khen ngợi nào trước sức tăng trưởng bùng nổ của Instagram và WhatsApp.

Động thái của Facebook cho thấy hãng đã hiểu lầm cơ bản về lý do tại sao Instagram lại thành công - trong khi chính họ lại vấp phải vô vàn khó khăn (ít nhất là tại Mỹ).

Một thương hiệu gắn liền với scandal

Có thể hơi nặng lời, nhưng Facebook là một thương hiệu đầy nhơ nhuốc: clickbait (mồi dụ dỗ người dùng nhấn chuột vào link), tin giả, vi phạm quyền riêng tư dẫn đến phải bỏ ra 5 tỷ USD để dàn xếp với Ủy ban Thương mại Liên bang, những buổi điều trần thảm họa trước quốc hội, chăm sóc khách hàng kém cỏi, và một vị CEO bị cả thế giới thù ghét - tất cả góp phần dẫn đến sự thất sủng của Facebook. Theo một cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường gần đây bởi Edison Research, lượng người dùng Facebook tại Mỹ đã giảm đến 15 triệu kể từ năm 2017. Trong số đó, người dùng trẻ tuổi là đối tượng rời bỏ Facebook nhiều nhất, cụ thể là nhóm tuổi teen và nhóm millennials (sinh từ thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000).

Facebook không còn độ hot nữa. Đó là nơi cha mẹ bạn gặp gỡ nhau. Nó đang ngày một già cỗi, theo dữ liệu của Edison. Trên thực tế, nhóm người dùng Facebook duy nhất tại Mỹ có sự tăng trưởng là nhóm độ tuổi từ 55 trở lên.

Trong khi đó, Instagram ngày càng thu hút người dùng Mỹ - và dữ liệu của Edison tiếp tục cho thấy hầu hết những người rời bỏ Facebook đã "bỏ chạy" sang Instagram. Cũng chính nhóm teen và millennials nói trên hiện đang "đóng quân" trên Instagram - ít nhất là cho đến thời điểm này.

Nếu Zuckerberg tiếp tục Facebook-hóa Instagram, khả năng anh sẽ đánh mất hẳn nhóm người dùng này. Người ta không muốn bị nhắc về mối liên hệ chặt chẽ giữa Instagram với Facebook. Những người dùng trẻ tuổi đã bắt đầu hào hứng với các nền tảng không thuộc sở hữu của Facebook, như Tik Tok và Snapchat - đó là những nền tảng không gặp phải sự kỳ thị mà Facebook đang đau đầu đối phó.

Tại sao kế hoạch sáp nhập Instagram và Facebook của Mark Zuckerberg lại là một ý tưởng tồi tệ - Ảnh 1.

Những trải nghiệm khác biệt

Vấn đề còn xuất phát từ bản chất của từng nền tảng. Instagram phát triển mạnh vì tính đơn giản của nó - bạn không thể chia sẻ các đường link hay các bài báo, chỉ hình ảnh và video mà thôi. Nó là một nền tảng tập trung vào thị giác. So với trải nghiệm trên Facebook - nơi bạn thấy cả một bức tường đầy chữ cùng vô vàn những nội dung khác nằm ở cả hai bên trái - phải của bức tường đó - thì khi nhìn vào Instagram, bạn sẽ ngay lập tức chú ý đến các hình ảnh. Facebook sẽ khiến bạn phát điên với hàng tá thông báo nhằm kích thích tương tác người dùng. Instagram từ tốn hơn. Facebook thiên về đọc, Instagram thiên về nhìn. Đó là một trải nghiệm người dùng hoàn toàn khác biệt.

Không hề có nhóm, trò chơi, hay chợ mua bán trên Instagram. Trải nghiệm cốt lõi của ứng dụng này là chia sẻ (hoặc xem) hình ảnh và video. Stories, một trong những tính năng phổ biến nhất của Instagram, đã hoàn toàn bị hợp nhất vào Facebook. Nhưng nó không đi theo hướng khác. Người ta muốn thấy nhiều thứ về Instagram hơn trên Facebook, không phải muốn thấy nhiều thứ về Facebook hơn trên Instagram.

Ngay cả những người sử dụng cả hai nền tảng cũng sử dụng chúng theo những cách khác nhau. Ví dụ, họ dùng Facebook để theo dõi các nhóm hay các cộng đồng, và đôi lúc là tìm các món đồ cần mua trên Facebook Marketplace. Còn trên Instagram, họ dùng để theo dõi những người họ quan tâm (và cả các nhà hàng, quán ăn...).

Không thể phủ nhận tiền và tài nguyên của Facebook đã nuôi sống Instagram, nhưng Zuckerberg đang đi một nước cờ sai lầm: Instagram phát triển mạnh mẽ mặc cho nó thuộc sở hữu của Facebook, không phải vì nó thuộc sở hữu của Facebook. Kết hợp hai nền tảng này lại với nhau là một ý tưởng tồi tệ, nhưng không may cho tất cả chúng ta, đó lại là ý tưởng mà Facebook có vẻ như sống chết cũng nhất quyết phải thực hiện cho bằng được!

Tham khảo: DigitalTrends

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
47 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
50 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.