Tại sao kinh tế Mỹ có thể đối diện với "trận bão tuyết ngày tận thế", chịu thiệt hại nặng nề hơn so với Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát?

13/03/2020 13:30
Theo một khía cạnh nào đó, sự ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế cũng giống như việc virus "lựa chọn" đối tượng nhiễm bệnh. Covid-19 đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân lớn tuổi, thì chính dịch bệnh này cũng có thể là rủi ro đặc biệt đối với các nền kinh tế phát triển hơn.

*Bài viết thể hiện quan điểm của Austan Goolsbee. Ông là giáo sư ngành kinh tế tại trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago (Mỹ) và từng là cố vấn của cựu Tổng thống Barack Obama. 

Sau khi chứng kiến một loạt ca tử vong cùng số ca nhiễm tăng vọt lên hơn 1.000 người, thị trường chứng khoán có nhiều phiên rớt điểm mạnh và động thái hạ lãi suất khẩn cấp từ Cục Dự trữ Liên bang (Mỹ), thì giờ đây giới chức nước này đã có những lý do hợp lý để lo ngại về tác động kinh tế mà virus corona gây ra.

Ví dụ đầu tiên để xem xét là Trung Quốc – nơi chứng kiến tốc độ bùng phát lớn nhất. Tin tức về số lượng ca tử vong, nhiễm bệnh hồi tháng trước mỗi lúc càng tồi tệ hơn, cùng lúc đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được cho là đi ngang, dù hiện tại số lượng ca nhiễm mới đang giảm dần. 

Các nền kinh tế phát triển như Mỹ hầu như cũng không thể "miễn dịch" với những tác động như vậy. Ngược lại, sự bùng phát quy mô lớn của dịch bệnh này thậm chí còn gây ra hậu quả lớn hơn đối với các nền kinh tế phát triển so với Trung Quốc. Đó là bởi các ngành dịch vụ phục vụ khách hàng trực tiếp (face-to-face service) – loại hình kinh doanh gặp sẽ gặp khó khăn khi người tiêu dùng sợ hãi và tránh xa, có xu hướng chiếm phần lớn hơn nhiều trong nền kinh tế ở các nước thu nhập cao so với ở Trung Quốc. Nếu người dân lựa chọn ở nhà, không du lịch, thậm chí là không tham gia các sự kiện thể thao, đến phòng tập gym hay phòng khám nha khoa, thì hậu quả đối với nền kinh tế sẽ còn tồi tệ hơn.

Theo một khía cạnh nào đó, sự ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế cũng giống như việc virus "lựa chọn" đối tượng nhiễm bệnh. Covid-19 đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân lớn tuổi, thì chính dịch bệnh này cũng có thể là rủi ro đặc biệt đối với các nền kinh tế phát triển hơn. 

Dẫu vậy lập luận này không hề nói giảm nói tránh về mức độ thiệt hại trên diện rộng là dịch bệnh này gây ra, rõ rệt nhất là ở chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất đều chịu cảnh thiếu hụt tất cả mọi thứ, từ phụ tùng ô tô cho đến các loại thuốc và quá trình sản xuất những sản phẩm như iPhones và đồ uống Diet Coke đều bị chậm trễ, thì rất nhiều công ty đã phải hứng chịu thiệt hại do các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa. Mức độ thiệt hại ngày càng được khuyếch đại chính là nguyên nhân mà các ngân hàng trung ương và giới phân tích tài chính bàn luận về sự suy thoái kinh tế toàn cầu trong nhiều tháng tới.

Hơn nữa, đây cũng không phải ý kiến đánh giá thấp về khả năng Mỹ có thể tránh được những ảnh hưởng xấu nhất. Những nỗ lực về khoa học và y tế công cộng có thể hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, hoặc nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị, hay vắc-xin. Thời tiết ấm áp hơn vào mùa hè có thể làm giảm tốc độ lây lan của virus corona, cũng như bệnh cúm theo mùa. Nhiều yếu tố có thể giúp Mỹ ngăn chặn sự bùng phát trên diện rộng như Trung Quốc.

Dẫu vậy, vẫn phải nhận định rằng, quy mô bùng phát tương tự như vậy diễn ra ở Mỹ có thể khiến nền kinh tế nước này chịu thiệt hại thậm chí còn nặng nề hơn.

Tại sao kinh tế Mỹ có thể đối diện với trận bão tuyết ngày tận thế, chịu thiệt hại nặng nề hơn so với Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát? - Ảnh 2.

Về cơ bản, một số yếu tố cũng không thuận lợi đối với Mỹ. Chính phủ Trung Quốc có thể ban hành lệnh phong toả toàn bộ các thành phố, yêu cầu người dân hạn chế đi lại một cách dễ dàng, còn Mỹ thì không như vậy. Đây cũng là lợi thế lớn của Trung Quốc trong quá trình hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. 

Hơn nữa, phần lớn người lao động Mỹ không có nhiều ngày nghỉ phép do cáo ốm và hàng triệu người không có bảo hiểm y tế, do đó họ ít có xu hướng ở nhà và đi đến trung tâm y tế để được điều trị đúng cách. Ở Trung Quốc, 41% người dân sống ở bên ngoài khu vực đô thị, trong khi con số này ở Mỹ lại cao gấp đôi. Dịch bệnh thường lây lan nhanh chóng ở khu vực này.

Tuy nhiên, ngoài những vấn đề trên, 2 quốc gia còn có sự khác biệt cơ bản về cấu trúc kinh tế. Khi người dân hạn chế tương tác với nhau do lo ngại dịch bệnh lây lan, thì những điều họ ngừng làm sẽ ảnh hưởng thường xuyên đến các ngành công nghiệp lớn ở Mỹ.

Có thể kể đến ngành du lịch. Một người Mỹ trung bình thực hiện 3 chuyến bay mỗi năm, còn một người Trung Quốc chỉ có ít hơn ½ chuyến mỗi năm. Hơn nữa, "thảm hoạ" lây lan trên du thuyền Diamond Princess cũng khiến nhiều người ngần ngại với những chuyến du lịch trên biển. Chỉ riêng việc du khách "tránh xa" các du thuyền đã ảnh hưởng đến khoảng 3,5% GDP của Mỹ, có khoảng 11,5 triệu khách/mỗi, trong khi Trung Quốc chỉ là 0,17% với khoảng 2,3 triệu khách.

Ngoài ra, dịch bệnh có thể khiến dân Mỹ không tham gia các sự kiện thể thao. Nhưng thể thao lại là một hoạt động kinh doanh cực kỳ lớn ở Mỹ, số tiền người dân chi tiêu cho lĩnh vực này cao gấp 10 lần so với ở Trung Quốc. Và nếu 60 triệu người Mỹ ngừng chi 19 tỷ USD mỗi năm cho các phòng tập gym, thì đó cũng là một vấn đề lớn hơn nhiều so với việc dân Trung Quốc ngừng chi 6 tỷ USD với 6,6 triệu thành viên.

Đó chỉ là sự khởi đầu. Có một câu hỏi khác đặt ra là liệu có ai muốn đến phòng khám nha khoa hay bệnh viện nếu không cần thiết khi dịch bệnh đang lây lan? Dẫu vậy, chi tiêu cho các dịch vụ y tế ở Mỹ chiếm tới 17% nền kinh tế nước này, cao gấp 3 lần so với Trung Quốc.

Thực ra, không phải lĩnh vực dịch vụ nào của Mỹ cũng lớn hơn Trung Quốc. Ví dụ, bán lẻ và nhà hàng ở 2 nước có tỷ trọng trong GDP là tương đương. Tuy nhiên, nhìn chung, kinh tế Mỹ vẫn phụ thuộc vào ngành dịch vụ nhiều hơn là Trung Quốc. 

Mặt khác, nông nghiệp là một lĩnh vực ít có sự tương tác hàng ngày như dịch vụ và do đó cũng ít có khả năng chịu tổn hại khi người dân giảm chi tiêu. Lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn hơn gấp 10 lần trong GDP của Trung Quốc so với Mỹ.

Do đó, khi bàn đến "cú sốc" cung trên toàn cầu được châm ngòi bởi sự bùng phát của virus corona và tác động của nó đến chuỗi cung ứng, thì Mỹ nên lo ngại hơn về "cú sốc cầu" do người dân không ra ngoài. Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ ở Mỹ có thể giống như một cơn bão tuyết lớn sẽ đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh tế và tương tác xã hội, cho đến khi nó kết thúc hoàn toàn. Dẫu vậy, virus corona có thể trở thành một cơn bão như Snowmaggedo (trận bão tuyết ngày tận thế) tấn công toàn bộ đất nước và kéo dài nhiều tháng.

Tham khảo New York Times

Tại sao kinh tế Mỹ có thể đối diện với trận bão tuyết ngày tận thế, chịu thiệt hại nặng nề hơn so với Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát? - Ảnh 4.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
5 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
4 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
4 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
3 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
2 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
14 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
15 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
18 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
21 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.